Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Những vấn đề cần nhìn lại

Nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái, ẩm thực miệt vườn, các lễ hội độc đáo, di chỉ khảo cổ văn hóa Óc Eo… tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển ngành  du lịch . Tuy nhiên, còn nhiều yếu kém cả về chất và lượng khiến nhiều du khách “một đi không trở lại”.

ổ gắt xứ Trung có nắng và gió lại là chốn lưu giữ những ví trừng phạt văn hóa cạn kiệt xuất thứ tự nhiên và con người tạo lập. Trên ổ gắt đầy ấy, từ bỏ Quảng bình phẩm đến Quảng trai hở ảnh vách bởi thế con lối di sản xứ Trung. Sự phung phú thứ danh thiếp di tích tụ nức danh hở tiễn chân lại tặng tuyếnnấp  du lich cu lao cham  những nét xinh xắn văn hóa khác kì cọ, kín nhan sắc. DACOTOURS sẽ tiễn chân nấp khách khứa tới đồng con lối trường học Sơn kết tiếp chuyện đay nghiến di sản xuể nhà lao phá những điều ưa và có ích!

Dacotours in mời quý giá khách khứa tới tham lam quan tiền những chốn trên. Những danh lam xuể cảnh thứ gắt Việt  năm cũ và hiện tại. Trân quý trọng kiếng chào! Cếm ơn quý giá khách khứa

thông báo tham vấn VÀ can dự xuể TOUR
Hotline: Võ Kim trường học  0914 136 151
              Võ Tấn bung       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH phủ phục mùa quý giá khách khứa


PHỤC VỤ YẾU KÉM, CHẶT CHÉM CÓ THỪA

Chúng tôi dừng chân tại một quán ăn dọc tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nghỉ ngơi, ăn uống. Giá cho một tô hủ tiếu là 75 ngàn đồng và 35 ngàn đồng cho một chai Sting dâu. Khi thắc mắc, chủ quán lườm chúng tôi rồi nói: “Ở đây tôi bán vậy đó, không thích thì đi chỗ khác mà ăn”. Người dân địa phương ở đây cho biết, dọc đoạn đường này có rất nhiều hàng quán bán giá “trên trời” vì nghĩ rằng khách đi đường khi nào mệt thì thường chọn đại một quán nào đó nghỉ ngơi, ăn uống rồi đi tiếp. Vì vậy, các quán ăn không cần tạo thương hiệu, hay cho “vừa lòng khách đi” mà luôn quan niệm “chém” được bao nhiêu thì chém. Chính những suy nghĩ thiển cận đó đã khiến nhiều du khách ngán ngẩm, luôn ái ngại khi phải dừng lại nghỉ chân dọc đường.
 


Bia chiến thắng, bảng quảng cáo “nét đẹp kiến trúc văn hóa, lịch sử” của khu du lịch Cù lao Giêng (Chợ Mới, An Giang) trở thành nơi phơi thuốc lá, củi khô bất đắc dĩ

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (Đồng Tháp) từ lâu nổi tiếng với màu xanh bạt ngàn của rừng tràm, lúa, năng, lác và tiếng chim trời, cò, sếu... Chúng tôi nhanh chóng mua vé để được dạo quanh khu sinh thái bằng xuồng ba lá theo đúng chất miền Tây sông nước, thế nhưng phải đợi gần một tiếng đồng hồ sau mới được nhân viên gọi đến để chèo xuồng đưa đi. Tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) không phải “ngóng” nhân viên đến nhưng đã phải “há hốc mồm” khi mất đến 800 ngàn đồng cho một lần tham quan khu sinh thái còn nhiều hoang dã này. Nơi đây, một vé 800 ngàn đồng/lượt ghe chạy một vòng chứ không bán vé lẻ cho khách đi riêng. Mỗi chiếc ghe chứa khoảng 10 người, nhưng nếu đi ít hơn khách vẫn phải trả số tiền như vậy.

Hàng năm, An Giang thu hút một lượng khách rất lớn đến tham quan vùng Thất Sơn huyền bí này. Những nơi như: miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Phật Lớn trên núi ông Cấm, núi Sam... mỗi ngày đều thu hút một lượng lớn khách thập phương. Chính vì vậy, nơi đây còn là “miếng mồi ngon” cho những người bán hàng rong, hành nghề “thầy, bà”, vé số, ăn xin... tạo nên khung cảnh bát nháo, hỗn tạp. Bên hông chùa Tây An có một ngôi miếu nhỏ thờ “Bà Chúa Xứ” luôn khói nhang nghi ngút, có vài ông “thầy” chừng hơn 30 tuổi túc trực giải xăm, bói quẻ cho khách hành hương. Khi khách đến viếng chùa sẽ được một “đội quân” bán nhang, đèn kè sát mời gọi mua hàng và xúi giục xuống ngôi miếu nhỏ để xin xăm, giải hạn. Hầu hết khi khách đã bước chân xuống ngôi miếu thờ “Bà Chúa Xứ” này đều xin phải quẻ xăm phạt (?). Muốn giải quẻ, khách phải gửi tiền cho các “thầy” mua nhang, đèn cầy bằng với số tuổi để “trả Bà”, nếu không sẽ bị “Bà quở, Bà phạt mang bệnh mà chết”, như lời của một “thầy” hăm dọa. Còn phía sau chùa có chừng vài ba “bà” coi bói theo “thời vụ”, chỉ khi có khách “bà” mới hiện hình còn bình thường nhìn “bà” như những người khách viếng chùa khác. Chỉ cần hai cái ghế nhựa nhỏ, một lá cây là “bà” có thể hiện lên coi hậu vận theo ý muốn của khách. Khi xem xong, nếu không thanh toán đủ tiền cho “bà” thì cũng đừng mong ra khỏi chùa. Trước cổng chùa Tây An và miếu Bà chúa xứ cũng không khá gì hơn, những người bán hàng rong, chim phóng sinh, vé số... đua nhau “đu bám” khách tạo nên khung cảnh bát nháo. Bước chưa đầy năm bước chân, du khách lại được “chặn đường” bởi một người tiếp thị bán hàng rong.
Tại khu Nhà mồ tập thể Ba Chúc lượng khách có phần thưa thớt hơn nhưng không vì thế mà cảnh bát nháo giảm xuống phần nào. Vừa gửi xe, khách sẽ bị một “đội quân” trẻ con khoảng từ năm đến mười tuổi đeo bám xin tiền. Những đứa trẻ này đa phần đều có bộ dạng chung giống nhau: quần áo cáu bẩn, tóc tai lem luốc, nói năng hỗn láo, luôn vòi tiền khách tham quan... Nhìn những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học mà đã lõi đời theo kiểu “lưu manh vườn” khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Dọc lối tham quan Nhà mồ còn có rất nhiều ông, bà lão dáng vẻ khắc khổ cầm nón lá chờ lòng xót thương của khách. Chúng tôi đang đứng xem Phòng trưng bày thì một phụ nữ tầm 40 tuổi bước đến gạ gẫm: “Mua sách lịch sử Nhà mồ không cô?”. Nhìn thấy cuốn sách có giá ba ngàn đồng nhưng người phụ nữ đòi năm ngàn đồng, chúng tôi thắc mắc thì người này bực dọc: “Ở đây tôi bán vậy đó, không mua thì thôi”. Vừa dứt lời, người phụ nữ giật lấy cuốn sách nguây nguẩy bước đi.
 


Dạo quanh núi ông Cấm, du khách liên tục bị quấy nhiễu bởi những người bán hàng rong, thức ăn cho cá

Chúng tôi tiếp tục tìm đến khu đồi Tức Dụp (Tri Tôn - An Giang) để tìm hiểu về lịch sử hơn 40 năm trước các cán bộ và chiến sĩ cách mạng đã từng sống, chiến đấu giành lấy sự thống nhất đất nước cho miền Nam nước ta ngày nay. Dừng xe trước cổng bán vé, chúng tôi hỏi mua sách lịch sử nơi này thì được trả lời “hết hàng”, muốn mua phải tranh thủ đợt in sách năm tới vì số lượng có hạn! Đang còn chần chừ, hai phụ nữ đến chèo kéo chúng tôi gửi xe tham quan khu du lịch này. Không đợi chúng tôi trả lời, hai phụ nữ cãi nhau ỏm tỏi vì cho rằng mình nhìn thấy khách trước. “Du lịch sao mà chèo kéo dữ vậy?”, chúng tôi thắc mắc. Hai người phụ nữ liếc xéo chúng tôi rồi bực dọc bỏ đi. Vừa đi, người phụ nữ dáng vẻ mập mạp, chừng 50 tuổi còn “khuyến mãi” thêm: “Du lịch chèo kéo mới phải chớ”. Sau đó, người này liền mồi lửa đốt một tờ giấy rồi quơ vào không trung, nhìn chúng tôi, miệng lẩm bẩm: “Sáng sớm gặp xui rồi, phải đốt phong long giải hạn thôi”.

MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI

Năm 2008, đồng bằng sông Cửu Long đón tiếp 1,2 triệu lượt khách quốc tế và 8 triệu lượt khách nội địa với số doanh thu không nhỏ. Nơi đây được giao thoa bởi bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm với nhiều di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Óc Eo; khí hậu ôn hòa, dễ chịu; nổi tiếng là miền miệt vườn, sông nước, vườn cây ăn trái, hệ sinh thái đa dạng... rất thích hợp phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Theo dự báo, năm 2015 nhu cầu nhân lực để phát triển ngành du lịch cần 128.000 người, đến năm 2020 cần 208.000 người. Nhưng thực tế trong năm 2012-2013 toàn vùng chỉ có 23.509 người làm nghề du lịch, chỉ chiếm 18% so với nhu cầu năm 2015.

Bên cạnh thiếu nhân lực phục vụ cho du lịch, đồng bằng sông Cửu Long thì vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ cũng còn nhiều hạn chế. Được biết, toàn vùng có hơn 85% lao động du lịch chưa qua đào tạo. Lao động phục vụ ngành du lịch hiện nay chủ yếu còn là “tay ngang”, không được đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn. Nhiều địa chỉ du lịch đưa con em, họ hàng vào làm khiến chất lượng phục vụ không được đảm bảo, nhiều nơi còn bắt nạt du khách.
 


Bát nháo chốn hành hương miếu Bà chúa xứ (An Giang)

“Chỉ cần đến một tỉnh của miền Tây là có thể khám phá được toàn bộ miền Tây với sông nước, sinh hoạt dân dã, thưởng thức sen, trái cây miệt vườn... vì hầu hết chỗ nào cũng quy hoạch giống nhau, không có nhiều nét riêng cho từng vùng”, anh Trung (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) cho biết. Các khu chợ nổi vang danh như: chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (TP Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang) khá giống nhau, đều diễn ra các hoạt động mua bán, tham quan trên sông nước.

Còn các lễ hội như: lễ viếng Bà chúa xứ (Châu Đốc, An Giang), lễ hội đua bò Bảy Núi của người Khmer (An Giang), lễ hội Ok om bok của người Khmer (Trà Vinh, Sóc Trăng)... có những nét độc đáo riêng nhưng lại chung điểm: bát nháo, chèo kéo, thường xảy ra mất trộm khiến du khách ngán ngẩm. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, nước ta chỉ chú trọng đến khai thác thiên nhiên mà thiếu định hướng, đầu tư bài bản so với nhiều nơi trên thế giới.
 


Rất nhiều người lớn tuổi ăn xin dọc đường trên núi ông Cấm

Loại hình nghệ thuật giải trí từ lâu nổi tiếng tạo bản sắc độc đáo cho miền Tây sông nước như hát cải lương, đờn ca tài tử, dân ca Quan họ đến lối Ca ra bộ... không được nhiều địa phương chú trọng phát triển. Đến nay, vẫn chưa có một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm để giới thiệu đến du khách quốc tế.Thêm vào đó, sự yếu kém trong cách xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường tại nhiều địa điểm du lịch. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay khác xa với mẫu cổ nhưng lại thu phí khá đắt đỏ vào cửa. Theo đánh giá của ngành du lịch, từ năm 2006 đến nay hơn 70% du khách quốc tế đến Việt Nam đều có ý “một đi không trở lại”. Phải chăng, vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có một cái nhìn khoa học hơn để vực dậy ngành công nghiệp không khói này phát triển đúng tiềm năng vốn có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét