Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Đảo Lý Sơn sẽ có resort?

(HQ Online)-​ Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, một số nhà đầu tư đang tính đến việc đầu tư một khu nghỉ dưỡng sinh thái trên đảo Lý Sơn.

Một góc huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Internet.

Theo nhận định của các chuyên gia của Viện Anh ngữ Đại học Đà Nẵng - Đại học Queensland và các nhà đầu tư, Lý Sơn là hòn đảo có tiềm năng lớn về  du lịch , nhất là có nhiều điều kiện để phát triển các môn thể thao dưới nước đang được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng như lặn, lướt sóng, chèo thuyền… Ngoài biển, Lý Sơn còn có núi lửa, có thể tổ chức hoạt động leo núi.

Bên cạnh đó, lợi thế tiềm năng khác của Lý Sơn là nằm giữa Đà Nẵng, Hội An (ở phía Bắc) và Nha Trang (ở phía Nam) là những thành phố du lịch được nhiều du khách quốc tế quan tâm, do đó, có thể phát triển loại hình du thuyền du lịch kết nối với các địa điểm trên.

Với những lợi thế trên, các nhà đầu tư bày tỏ mong muốn đầu tư phát triển du lịch ở Lý Sơn và Viện Anh ngữ Đại học Đà Nẵng sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh.

​Ông Queenstin Derrick- Giám đốc viện Anh ngữ Đại học Đà Nẵng cho biết, ông đã đến nhiều nơi trên thế giới cũng như một số vùng đất ở Việt Nam, nhưng khi đến Lý Sơn, ông đã thực sự cảm thấy yêu thích hòn đảo này. Theo ông, đây là một hòn đảo có nhiều cảnh đẹp, có truyền thống văn hóa đặc sắc, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Ngay sau chuyến đi, ông đã thảo luận với các nhà đầu tư và đã hình thành nên ý tưởng xây dựng 1 khu resort nghỉ dưỡng tại hòn đảo này.

Trong buổi làm việc hôm 20-6, phía UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các nhà đầu tư có ý kiến chính thức bằng văn bản liên quan đến đề xuất này.

L.Bằng

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Hủy dịch vụ bắn súng sơn trong rừng đặc dụng

(TNO) Ngày 22.6, UBND TP.Đà Nẵng cho biết đã ra quyết định hủy bỏ dịch vụ bắn súng sơn của Công ty CP MDQ tại Khu  du lịch  Nhất Lâm Thủy Trang Trà (Công ty TNHH Trường Mai) thuộc khu vực rừng bãi Bắc, bán đảo Sơn Trà nhằm hạn chế tối đa việc đưa người vào rừng đặc dụng.

 
 

Trước đó, từ giữa tháng 12.2012Thanh Niên Onlineđã có bài “Đổ bộ vào rừng nguyên sinh” phản ánh Công ty CP MDQ liên kết với khu du lịch Công ty TNHH Trường Mai tổ chức dịch vụ bắn súng sơn. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) nơi đây có động vật hoang dã, đặc biệt là quần thể thú linh trưởng quý hiếm voọc chà vá chân nâu, cu li đang được bảo vệ nghiêm ngặt trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tháng 5.2013, Chi cục Kiểm lâm cùng Sở NN-PTNT khảo sát đánh giá và kết luận dịch vụ súng sơn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là không phù hợp với quy định.

&Ldquo;Hoạt động bắn súng sơn gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy, xả rác thải trong khu bảo tồn thiên nhiên gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã trong khu bảo tồn”, ông Trần Đình Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT nêu trong báo cáo.

Trước kiến nghị đình chỉ dịch vụ bắn súng sơn của Sở NN-PTNT, UBND TP.Đà Nẵng đã quyết định chấm dứt hoạt động trên.

Dịch vụ súng sơn gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng tự nhiên ở bãi Bắc, Sơn Trà

Trước đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo cơ quan chức năng đình chỉ xây dựng khu du lịch đối với Công ty TNHH Trường Mai.

Theo Sở NN-PTNT, nguyên nhân do khoảnh rừng 33 ha này Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà hợp đồng giao khoán cho ông Phạm Hùng Mạnh chỉ để trồng và bảo vệ rừng nhưng ông Mạnh tự ý xây công trình nhà, hồ nước trái phép, vi phạm hợp đồng giao khoán rồi giao cho con trai Phạm Trường Mai lập công ty kinh doanh du lịch sinh thái.

Ngoài ông Mạnh còn có 39 hộ được giao khoán rừng cũng vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng để kinh doanh du lịch. Hiện các hộ dân này đã bị đình chỉ hoạt động xây dựng và nghiêm cấm cơi nới công trình.

Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Khuếch trương giá trị di sản bằng du lịch

QĐND Online – Tỉnh Quảng Nam là nơi hội tụ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận như: Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới  cù lao chàm . Vì vậy, việc phát huy giá trị của di sản gắn với phát triển  du lịch  được chính quyền địa phương chú trọng nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với những danh lam thắng cảnh của mảnh đất được coi là miền di sản này.

 

Hội thảo “Phát huy các giá trị di sản văn hóa đối với phát triển du lịch-kinh nghiệm từ Hội An” diễn ra vào ngày 22-6, tại thành phố Hội An, do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo đại diện các nhà nghiên cứu văn hóa, du lịch trong cả nước. 20 tham luận của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã đánh giá đúng thực trạng của việc phát triển du lịch và bảo vệ di sản văn hóa của tỉnh Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước.

Nhiều tài nguyên di sản văn hóa bị “bỏ sót”

Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Du lịch không chỉ dựa vào di sản để phát triển mà còn mang sứ mệnh cao cả, đó là tôn vinh giá trị di sản, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của di sản đã được kết tinh và gìn giữ. Di sản là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động cơ tác động đến quyết định tiêu dùng của du khách.

Trong chuỗi các di sản văn hóa tại Việt Nam, phố cổ Hội An là một điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch. Chính ngành công nghiệp không khói đã đem lại doanh thu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỉnh Quảng Nam đã đón hơn 1,6 triệu khách, tăng 19,58% so với cùng kỳ, thu nhập từ du lịch đạt 1.859 tỷ đồng.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch, tại các địa phương có di sản văn hóa thế giới, lượng khách du lịch tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Từ thực tiễn công tác quản lý di sản tại Quảng Nam cho thấy thành công của công tác bảo tồn là thành quả chung của sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư và các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Ở đó, công tác phát huy giá trị di sản luôn song hành, tạo nguồn lực cho việc bảo tồn.

Phố cổ Hội An thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước vào dịp “Festival – Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013”.

Với đô thị cổ Hội An, chính quyền địa phương đã tích cực khởi đầu, tạo nên những tiền đề vững chắc có sức ảnh hưởng và thu hút cộng đồng dân cư. Khi Hội An được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12-1999, khách du lịch tăng ngày một nhiều, nhân dân tự hào và cảm thấy lợi ích do du lịch mang lại và tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý di sản tại địa phương.

Những hoạt động bảo vệ di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Hội An đã mang lại lợi nhuận cho người dân nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh các vấn đề tiêu cực, đó là tình trạng thương mại hóa trong phố cổ Hội An có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến cảnh quan di tích; áp lực của du lịch làm thay đổi sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

Khác với Hội An, Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi khởi phát của nền văn minh lâu đời, lại có lịch sử hàng ngàn năm nên việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với du lịch rất cần thiết. Văn hóa vật thể và phi vật thể của mảnh đất Thăng Long- Hà Nội thể hiện trong kiến trúc, chữ viết cổ, đặc biệt là 82 bia đá thời Lê-Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, không gian văn hóa làng nghề, ẩm thực, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…Nhiều địa danh văn hóa của thủ đô đã trở thành “điểm đến du lịch” hấp dẫn du khách như: Phố cổ Hà Nội, Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm…

Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội Mai Tiến Dũng, việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Ngoài các điểm đến và các hoạt động văn hóa được giới thiệu và biết đến vẫn còn nhiều các địa điểm, di tích bị “bỏ sót” hoặc chưa khai thác hết giá trị phục vụ cho du lịch. Những bộ môn nghệ thuật truyền thống như: Ca trù, Chèo, hát Xẩm…và ngay cả Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa cũng chưa được tổ chức, quảng bá và giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.

Vẫn còn nhiều “sạn” tại một số điểm du lịch di sản

Theo bà Lê Thị An Hòa-Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, cần phải đưa các di sản văn hóa vào phát triển du lịch nhưng vẫn phải bảo đảm được rằng, du lịch sẽ không ảnh hưởng, xâm hại tới di sản. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà quản lý, cộng đồng và người làm du lịch thì rất cần chủ trương định hướng phát triển những hoạt động du lịch. Các đơn vị lữ hành cần đưa những chương trình du lịch mang tính tôn trọng, chung tay bảo tồn di sản. Chính du khách cũng cần xác định lại mục tiêu, sự quan tâm của mình đối với di sản. Nên đến với di sản bằng sự đam mê, hiểu biết, thẩm mỹ, kiến trúc, lịch sử thay vì sự hiếu kỳ hoặc do hiệu ứng đám đông. Những du khách yêu quý di sản, biết tôn trọng di sản thì sẽ không xâm hại đến nó.

Nói về những bất cập tại một số điểm du lịch di sản, bà Lê Thị Kim Oanh, Giám đốc Vietravel miền Trung cho rằng, vấn đề khiến các cơ quan quản lý du lịch đau đầu nhất là tình trạng chèo kéo khách mua hàng, xe xích lô, taxi đòi tiền khách du lịch quốc tế phải trả với giá “trên trời”. Những hành động này đã đánh mất hình ảnh thân thiện, hiếu khách của người Việt Nam trong mắt du khách quốc tế.

Để phát triển thương hiệu du lịch văn hóa bền vững thì cần đến những giải pháp mang tính gắn kết chặt chẽ. Các giá trị của di sản không thể cất giữ trong bảo tàng mà cần được giới thiệu để công chúng chiêm ngưỡng, thưởng thức và thông qua du lịch để khuếch trương, bảo tồn di sản văn hóa.

&Ldquo;Hầu hết những giá trị hấp dẫn du lịch về văn hóa mới khai thác bề nổi, dễ cảm nhận, dễ tiếp cận chứ chưa khai thác được chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị phi vật thể; chưa được kết nối tạo dựng chuỗi giá trị và do vậy chưa làm nổi bật hình ảnh thương hiệu du lịch bằng những giá trị đậm nét văn hóa Việt Nam”, Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch khẳng định.

Du lịch Việt Nam đang cần khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 đã xác định việc phát triển thương hiệu du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch phải dựa trên dòng sản phẩm du lịch chính để đẩy lên thành các thương hiệu mạnh, có khả năng cạnh tranh. Dòng sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những định hướng ưu tiên, trong đó du lịch di sản là một trong những sản phẩm chính.

Bài, ảnh: KHÁNH HUYỀN

Công khai điện thoại đường dây nóng tại “Festival – Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013”

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Đà Nẵng: Thiếu trầm trọng nhân lực ngành du lịch

Đó là thực trạng được nêu ra tại hội thảo "Nhân lực ngành  du lịch : Thực trạng và giải pháp" do Hiệp hội  du lịch đà nẵng  tổ chức ngày 21/6.

Theo Giám đốc Sở VH-TT- DL Đà Nẵng Ngô Quang Vinh, năm 2012, tổng lượng khách du lịch đến TP đạt 2,65 triệu lượt, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khách quốc tế tăng 18%. Hiện Đà Nẵng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu đến năm 2015, Đà Nẵng đón 4 triệu lượt khách du lịch và con số này sẽ tăng lên 8,1 triệu lượt vào năm 2020.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chỉ mới chiếm 4,2% trong tổng nguồn nhân lực của ngành du lịch Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Mặc dù lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đang tăng nhanh qua các năm nhưng nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển này vẫn chưa tương xứng và mang tính chắp vá. Hiện tổng lượng lao động ngành du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng gần 14.000 người song tỉ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 40,6%.

Sự thiếu thốn về nhân lực càng thể hiện rõ với đội ngũ lao động trong hoạt động lữ hành chỉ có 796 người (chiếm 5,7%), đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chiếm 4,2% nguồn nhân lực du lịch. Đáng lưu ý hơn, số lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm 38% trong tổng số lao động du lịch trên toàn TP. Ước tính đến năm 2015, du lịch Đà Nẵng cần trên 30.000 lao động nhưng các cơ sở đào tạo hiện mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tân Vinh, cùng với sự bùng nổ các dự án du lịch trên địa bàn thì việc nhân lực du lịch thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ đang dẫn tới sự cạnh tranh thu hút ngày càng gay gắt.

Từ đó không chỉ tạo sức ép chi phí lên doanh nghiệp mà còn khiến người lao động còn thiếu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Hậu quả là chất lượng phục vụ du lịch giảm sút, lượng khách sụt giảm khiến việc đầu tư cho các dự án du lịch thiếu hiệu quả.

Trước tình hình đó, giải pháp căn cơ được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo là các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo cần liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng các mô hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn.

Cùng với nhân rộng việc ứng dụng mô hình đào tạo thực nghiệm để rút ngắn thời gian, chi phí đào tạo và tạo điều kiện cho học viên được cọ xát thực tế, cần có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên...

HẢI CHÂU

Đà Nẵng sắp đưa vào sử dụng loại thẻ“đa năng”cho khách du lịch

Dự kiến trong năm nay, Đà Nẵng sẽ đưa vào sử dụng loại thẻ “đa năng” dành cho du khách có tên chính thức là Đà Nẵng Pass. Đây là loại thẻ dùng đề tham quan TP. Đà Nẵng, nó có giá trị thanh toán nhằm đảm bảo an ninh cho du khách, vừa là công cụ quảng bá điểm đến này.

 

Được biết thẻ Đà Nẵng Pass sẽ được tích hợp tất cả thông tin về các điểm vui chơi, giải trí, tham quan, ăn uống, lưu trú trên địa bàn TP, đồng thời là phương tiện thanh toán điện tử thay thế cho tiền mặt.

Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến  du lịch đà nẵng: Ngoài các tính năng khác, Thẻ Đà Nẵng Pass còn là một sản phẩm du lịch món quà lưu niệm, một kênh thông tin cho khách du lịch. Tất cả thông tin về du lịch, sản phẩm, dịch vụ, du lịch của Đà Nẵng sẽ tích hợp trong chiếc thẻ này. Thay vì phải mất thời gian để hỏi đường, tra bản đồ, du khách sẽ có mọi thông tin về điểm vui chơi, giải trí, tham quan, ăn uống, lưu trú trên chiếc thẻ.

Đức Linh (TTVN)

Du lịch Lạng Sơn: Những đòn bẩy đủ mạnh

Hiếm tỉnh nào có một câu ca dao tình tứ như thế này: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh/Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em/Tay cầm bầu rượu nắm nem/Mảng vui quên hết lời em dặn dò…

Sở VH-TT&DL Lạng Sơn làm việc với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam

CôngThương- Là một địa phương đầy ắp những thắng cảnh nổi tiếng ẩn chứa trong thi ca như vậy, Lạng Sơn đã và đang phát triển ngành “công nghiệp không khói” đến đâu? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Páo- Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và  du lịch  Lạng Sơn.

Thưa ông, với Lạng Sơn, việc phát triển kinh tế du lịch quan trọng đến mức nào?

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, diện tích đồi núi chiếm trên 80% diện tích của cả tỉnh. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp chiếm khoảng 37%, công nghiệp-xây dựng gần 28%, còn lại ngành dịch vụ khoảng 40%. Điều đó có nghĩa kinh tế du lịch đã, đang và sẽ là một trong những ưu tiên phát triển của tỉnh Lạng Sơn.

Là một nhà quản lý cả hai lĩnh vực văn hóa và du lịch, ông đánh giá như thế nào khi mà nhiều thắng cảnh của Lạng Sơn được tạc khắc vào nền thi ca Việt Nam?

Tôi cho rằng, đây không chỉ là niềm tự hào của bà con các dân tộc Lạng Sơn mà còn là một lợi thế cạnh tranh, một nguồn tài nguyên quý giá và là một “mỏ vàng” của Lạng Sơn trong quá trình phát triển kinh tế.

Vậy Lạng Sơn đã khai thác nguồn tài nguyên này như thế nào?

Hiện nay, mỗi năm Lạng Sơn đón trên 2 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Đây không phải là con số nhỏ đối với một tỉnh miền núi có chưa đến 750 nghìn dân. Tôi được biết, TP. Đà Nẵng năm 2012, lượng khách du lịch cũng khoảng 2,7 triệu lượt người. Tuy nhiên, số lượng lượt khách cũng chưa nói lên được gì nhiều.

Lễ hội Bủng Kham huyện Tràng Định

Vì sao vậy?

Đã nói đến kinh tế thì các chỉ số phải được đo bằng các đại lượng kinh tế. Với 2,7 triệu lượt khách du lịch, Đà Nẵng đạt doanh thu khoảng 6.000 tỷ đồng, còn chúng tôi với hơn 2 triệu lượt khách nhưng doanh thu lại rất khiêm tốn, chỉ đạt chưa đầy 700 tỷ đồng.

Nếu tính bình quân thì một người khách du lịch đến Đà Nẵng đã tiêu một lượng tiền gấp gần 10 lần so với khi đến Lạng Sơn. Ông có thể lý giải điều này chăng?

Cũng dễ hiểu thôi, vì thời gian lưu giữ khách của Lạng Sơn còn ngắn, các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch còn đơn sơ, nhiều sản phẩm du lịch vẫn chỉ dựa vào lợi thế thiên nhiên ban tặng mà thiếu sự đầu tư của con người. Người đến tham quan rồi đi trong ngày thì nhiều, người lưu luyến ở lại thì ít. Đấy là một điểm yếu của du lịch Lạng Sơn hiện nay.

Vậy sắp tới, Lạng Sơn sẽ làm gì để khai thác lợi thế cạnh tranh, khai thác “mỏ vàng” trong lĩnh vực du lịch?

Tháng 6/2012, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ra một nghị quyết rất quan trọng về việc phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch đến 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó khẳng định đây là một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015, Lạng Sơn phấn đấu đón 2,8 triệu lượt khách du lịch. Số ngày lưu trú tăng bình quân 1,5 đến 2 ngày đối với khách quốc tế và 1,8 đến 2,5 ngày đối với khách nội địa. Để đạt những tiêu chí còn rất khiêm tốn đó, chúng tôi đang phải làm rất nhiều việc.

Ông có thể giới thiệu một vài việc trong rất nhiều việc mà ngành du lịch Lạng Sơn đang làm?

Chúng tôi đang kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án như: Quần thể khu di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc; khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái Nà Tâm, Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích Chùa Tiên-Giếng Tiên; Dự án khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn… Mà muốn kêu gọi được các nhà đầu tư thì quy hoạch phải chuẩn; các chính sách ưu đãi phải hấp dẫn; thủ tục hành chính phải được cải tiến cho đơn giản và minh bạch…

Đúng là hàng núi công việc thật. Nghe nói sắp tới, Lạng Sơn quyết tâm đưa khu du lịch Mẫu Sơn trở thành điểm du lịch của quốc gia, có đúng vậy không?

Ai cũng biết rằng, Mẫu Sơn là 1 trong 5 điểm du lịch nghỉ dưỡng được người Pháp khảo sát và lựa chọn từ hồi Pháp thuộc. Cho đến nay, những điểm như Đà Lạt (Lâm Đồng), Bà Nà (Đà Nẵng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) đã được các địa phương đầu tư khai thác khá hiệu quả. Mới đây, Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết về phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia. Nghị quyết này sẽ là kim chỉ nam cho việc phát triển của Mẫu Sơn trong thời gian tới.

Vậy đâu là kỳ vọng của ngành du lịch Lạng Sơn, thưa ông?

Chúng tôi đang phấn đấu nỗ lực tối đa để có những đòn bẩy đủ mạnh, kích thích mọi tiềm năng cho tương lai. Tôi cho rằng Lạng Sơn cần khai khác có hiệu quả những lợi thế cạnh tranh, tạo ra những sản phẩm du lịch mới dựa vào những giá trị thiên nhiên ban tặng, những giá trị lịch sử và văn hóa của cha ông để lại. Được như vậy, nhất định không chỉ Mẫu Sơn mà cả Lạng Sơn sẽ là điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc gia và quốc tế.

Xin cảm ơn ông và xin chúc Lạng Sơn sớm thực hiện được ước mơ củamình.

P.V

Sở VH-TT&DL Lạng Sơn làm việc với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam

PHẢN HỒI
  Gửi bình luận

Đà Nẵng cần thêm 20.000 lao động ngành du lịch

(TNO) Sáng nay 21.6, tại hội thảo "Nhân lực  du lịch : Thực trạng và giải pháp", Hiệp hội du lịch TP.Đà Nẵng cho biết đến năm 2015 thành phố cần 20.000 lao động trong ngành du lịch trong khi số lượng đào tạo hằng năm chỉ đáp được 1/5 nhu cầu.

 
 

 

Đà Nẵng đang cần đào tạo gấp nhân lực trong ngành du lịch

Theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.Đà Nẵng, lượng du khách đến Đà Nẵng đang tăng nhanh, năm 2012 đón 2,65 triệu lượt khách, tăng 12% so với 2011 và thu nhập xã hội từ du lịch là 6.000 tỉ đồng, tăng 36% so với 2011.

Hiện Đà Nẵng có 355 khách sạn với 11.447 phòng, dự kiến sẽ tăng lên 429 khách sạn (15.560 phòng) vào năm 2015 và 531 khách sạn (19.500 phòng) năm 2020.

Trong khi đó, năm 2011, lao động du lịch địa phương là 13.903 người nhưng chỉ có 40,6% được đào tạo đúng chuyên môn.

Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội  du lịch đà nẵng , nhận định nguyên nhân sinh viên du lịch tốt nghiệp chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu là do sinh viên chỉ tập trung vào các lớp hướng dẫn viên, lễ tân trong khi các vị trí này chỉ chiếm 5-15% trong khách sạn.

Các lớp buồng phòng, bếp, nhà hàng ít học viên nhưng nhu cầu lại đến 70%.

Do đó theo ông Vinh, bên cạnh việc quy hoạch ngay mạng lưới đào tạo để liên kết các trường cung cấp nhân lực du lịch, cần phải khuyến khích các tổ chức quốc tế thành lập trường đào tạo du lịch tại miền Trung.

Các trường nghiệp vụ cũng cần liên kết đào tạo ngắn hạn với doanh nghiệp và tìm đầu ra cho sinh viên, đồng thời chính quyền địa phương cần có chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng giải tỏa phục vụ dự án du lịch.

Tin, ảnh:Nguyễn Tú

Tác nghiệp báo chí tại Israel: Đừng đùa với an ninh!

Khi Karin - thành viên Ban Tổ chức Hội nghị  du lịch  quốc tế Jerusalem 2013 - thông báo, tất cả các đại biểu và phóng viên tham dự cần có mặt trước 7h30 ngày hôm sau, mang theo hộ chiếu, giấy mời và ít đồ trong túi nhất, có thể “thủ tục an ninh sẽ rất chặt chẽ để chuẩn bị đón Thủ tướng Benjamin Netanyahu”, tôi hớn hở đến nỗi Peter Finkbeiner - một đồng nghiệp người Đức - nhướn mày “Sao vui thế?”

An ninh được siết chặt tại Hội nghị du lịch Jerusalem khi Thủ tướng Netanyahu tham dự.

 

Có vẻ buồn cười, nhưng sự thanh bình và yên tĩnh quá mức trong suốt thời gian tôi ở Jerusalem chẳng mang chút bóng dáng nào hình ảnh của mảnh đất được ví như “vành đai chiến tranh của thế giới”. Giờ thì tôi cũng đã có cái để quan sát.

Jerusalem tĩnh lặng

Nhận được lời mời tham dự hội nghị về du lịch dù chỉ kéo dài 2 ngày tại Jerusalem (Israel) hồi cuối tháng 5, tôi gật đầu ngay. Tôi từng có khoảng thời gian tuyệt vời 1 tháng trải nghiệm, khám phá mảnh đất kỳ thú này theo chương trình của Bộ Ngoại giao Israel vào năm 2006, nên không thể bỏ qua cơ hội thăm lại “vùng đất lửa” Trung Đông. Chặng khởi hành thật êm ái, bay với Hãng hàng không Royal Jordanian, nhờ không phải trải qua cảnh vali bị các nhân viên an ninh lục tung trước khi lên máy bay như khi đi cùng Hãng hàng không Israel El Al lần trước. Tel Aviv đón tôi thật hiền hòa, với nụ cười của cô nhân viên hải quan xinh đẹp tại sân bay Ben Gurion: “Chào mừng đến Israel”. Sự khởi đầu thật may mắn.

Jerusalem là thành phố điển hình cho thời tiết đỏng đảnh của mùa hè Địa Trung Hải, khi ban ngày nhiệt độ có thể đến 32 độ C, nắng vàng rực rỡ, nhưng chiều xuống có thể hạ chỉ còn 10 độ C. Màn đêm lạnh buốt, với những cơn gió thổi thốc khắp các bức tường cổ Jerusalem mà cựu Đại sứ Israel tại Việt Nam Effie Ben Matityau - người bạn đầu tiên tôi gặp lại ở “mảnh đất thánh” huyền thoại - tự hào mô tả, “mỗi viên đá đều lưu giữ những dấu ấn lịch sử riêng, và được gìn giữ cẩn thận suốt hàng nghìn năm qua”. Những quán hàng ăn xinh đẹp, với các rặng hoa tím biếc, trắng và đỏ, hương thơm tỏa ngát khắp nơi. Jerusalem hiền hòa, thanh bình đến mức khiến tôi quên rằng mình đang ở chảo lửa chiến tranh Trung Đông.

Ngày đầu của Hội nghị du lịch Jerusalem 2013 nhanh chóng qua đi với chương trình hết sức thú vị, với những thông điệp về cơ hội hợp tác du lịch giữa Jerusalem và các nước trên thế giới. Hội nghị đề cao những đổi mới công nghệ nhằm vượt qua những thách thức mà Israel đối mặt, nhằm đạt được mục tiêu tăng lượng du khách lên 500%. Cuộc đối thoại với tỉ phú Do Thái người Mỹ - Sheldon Adelson - chủ của Tập đoàn Las Vegas Sands, một đồng minh nổi tiếng theo phái cứng rắn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu - khiến khán phòng sôi nổi. Cái tên Việt Nam được nhắc đến nhiều trong suốt buổi hội thảo, bởi tỉ phú Adelson không hề giấu giếm ý định muốn đầu tư xây dựng khu nghỉ mát phức hợp tại mảnh đất hình chữ S.

Hội nghị du lịch Jerusalem mang lại cho tôi nhiều người bạn mới. Peter Finkbeiner - nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Đức, chủ biên tạp chí World - một mẫu hình đặc trưng của “công dân thế giới” luôn sẵn sàng chuyển hệ ngôn ngữ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italia... Bất cứ lúc nào để trò chuyện nhiệt tình với bất cứ ai ông gặp. Peter kể, cha mẹ ông là bác sĩ người Đức, đã nhận 2 người con nuôi gốc Việt là nạn nhân chiến tranh để nuôi dưỡng và chữa trị. Người em trai nuôi của ông giờ đang sống ở Đức, nhưng người em gái đã quyết định trở về Nha Trang để gần gũi hơn với mảnh đất đã sinh ra mình. Ông hào hứng kéo tôi đi khắp nơi, giới thiệu là “cô con gái nuôi mới tìm thấy tại Jerusalem”.

Guy Porepp - người bạn cao lớn, đại diện cho tập đoàn du lịch Thụy Sĩ Lozanne tại Israel - khác hẳn tính với Peter. Anh tự nhận mình “ưa trầm tĩnh, chắc chắn” hơn là sự náo nhiệt. Guy kể, anh mang 3 quốc tịch: Israel, Đức và cả Tây Ban Nha. Guy và em gái chọn sống ở Israel, nhưng cha mẹ anh ở Đức. Ngày nào Guy cũng gọi điện nói chuyện với mẹ, nếu không “bà sẽ cuống lên vì lo không biết tôi đang làm gì”. Cứ cuối tuần, Guy lại đi từ Haifa đến Tel Aviv thăm em gái. Guy khiêm tốn giới thiệu người đồng nghiệp với tôi: “Đây là Wei-Cheng, người gốc Đài Loan, lớn lên tại Argentina và hiện làm việc ở Thụy Sĩ. Cậu ấy “rất đỉnh” khi nói được 12 thứ tiếng. Mình chỉ nói được có... 5 thôi”.

&Ldquo;Đừng đùa với nhân viên an ninh!”

Trước khi kết thúc ngày hội thảo đầu tiên, Karin đến dặn chúng tôi về những thủ tục an ninh chặt chẽ vào sáng hôm sau. Karin cho biết, sẽ có rất nhiều cảnh sát, nhân viên an ninh canh gác tại trung tâm hội nghị. Cô cảnh báo nên mang ít đồ nhất có thể đến hội nghị vào ngày mai, bởi nếu không, chúng tôi sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ bị cật vấn và khám xét bởi hàng rào an ninh.

Quang cảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Jerusalem thật khác so với buổi sáng trước đó, khi tôi và Peter có mặt tại đây vào 8h sáng. 3 xe bọc thép sừng sững chặn cạnh lối vào. Hàng loạt cửa kiểm tra an ninh được dựng ngay cạnh đó, soi hành lý và khám xét người như trong sân bay. Nhân viên an ninh đang bận rộn kiểm tra từng người. Tôi nhận được tin nhắn từ Guy: “Bạn đi qua cửa an ninh chưa? Chớ có nói đùa với họ nhé!”.

Bước đến cổng an ninh thứ nhất, tôi đưa hộ chiếu, và chờ nữ nhân viên an ninh rà tên trong danh sách khách mời. Không hiểu vì sao, tên của tôi không có trong danh sách cô cầm. Nhờ lời dặn của Karin, tôi mang đủ cả thẻ đại biểu, giấy mời, và thư điện tử vé máy bay do Ban Tổ chức hội nghị gửi. Quét mắt liếc qua những giấy tờ này một cách lịch sự, nữ nhân viên ngước nhìn tôi, hỏi chậm rãi: “Cô tên gì? Từ đâu đến? Tại sao cô quan tâm đến hội nghị này? Cô đến đây vì mục đích gì?”. Tất cả những câu hỏi này chẳng phải đã được thể hiện rõ trong tất cả giấy tờ mà tôi đưa ra sao! Tuy nhiên, tôi vẫn trả lời từng câu.

Ngay khi tôi vừa kết thúc, nữ nhân viên an ninh này điền điều gì đó bằng tiếng Hebrew vào tờ giấy, ngẩng lên, và... Hỏi: “Vì sao cô quan tâm đến hội nghị này? Cô đến đây vì mục đích gì?” Sự khó chịu bắt đầu len lỏi khi tôi phải lặp lại đúng các thông tin vừa mới kết thúc. Song tôi không làm họ hài lòng. Một sĩ quan cấp cao hơn được mời đến. Anh ta xem xét giấy tờ, thẻ ra vào hội nghị, và hỏi vì sao tên tôi không có trong danh sách. Một câu hỏi đánh đố, vì tôi không có câu trả lời. Người sĩ quan nhìn tôi chằm chằm. Các câu hỏi tiếp tục được lặp lại: “Cô tên gì? Vì sao cô đến hội nghị này? Mục đích của cô?”.

Tôi đang bị thẩm vấn? Đúng lúc đó, tôi nghe Peter Finkbeiner cũng đang lặp đi lặp lại các thông tin hệt như tôi vừa bị kiểm tra. Hóa ra tôi không phải người duy nhất bị tình nghi vì thiếu tên trong danh sách. &Ldquo;Tên tôi là Peter. Tôi sống ở Đức, nhưng cũng từng ở nhiều năm tại Mexico, Mỹ... Tôi có giấy mời. Tôi là nhà báo, nhà văn và chủ biên tờ The World. Các bạn có máy tính ở đây không? Có mạng không? Các bạn có thể đánh tên tôi là thấy ngay. Tôi đã viết rất nhiều sách...&Rdquo;. Rất may, một thành viên Ban Tổ chức ra xác nhận Peter và tôi là khách mời. Chúng tôi lọt qua cửa thứ nhất.

Cửa an ninh thứ hai đón chờ với máy soi hành lý. Tiếp đó, chúng tôi đến cửa thứ ba, nơi tất cả được bôi một chất lỏng vào lòng bàn tay. Theo lời giải thích của Guy Avital, đây là hóa chất giúp phát hiện liệu tay của người bị kiểm tra có từng cầm hay chạm qua chất nổ. Đến cửa thứ 4, tôi được yêu cầu tháo bỏ giày đưa vào máy soi, còn bản thân được đưa qua một cửa dò kim loại khác. Lúc này, việc kiểm tra mới hoàn tất. Tổng thời gian tôi phải trải qua các cửa an ninh là gần một giờ để vào khán phòng - nơi Thủ tướng Netanyahu chỉ xuất hiện 15 phút.

Thấy tôi muốn chụp ảnh cảnh kiểm tra an ninh, Karin trợn mắt: “Đừng làm thế. Cô muốn bị giam sao?”. Còn Peter cười am hiểu: “Chắc bị thẩm vấn chưa đủ, nên vẫn muốn trêu ngươi an ninh Israel đây! Lúc nãy họ cứ vặn đi vặn lại các câu hỏi tưởng như đơn giản thế là để xem chúng ta có lúng túng hay sơ hở gì không là chộp ngay đấy. Họ không nói đùa đâu”.

Khi rời Israel, một lần nữa tôi lại được trải nghiệm kiểm tra an ninh ngặt nghèo tại sân bay Ben Gurion. Dù toàn bộ hành lý đã được đưa qua máy soi kiểm tra, song tôi tiếp tục đến khu vực kiểm tra đặc biệt. Những người phải đến đây chủ yếu là người đạo Hồi, người Châu Á và một số giáo sĩ Do Thái. Hành lý bị lục tung, từ quần áo, sôcôla, mỹ phẩm Biển Chết mà tôi vừa mua từ siêu thị, cho đến quyển sách Peter tặng tôi. Các nhân viên an ninh bôi quệt hóa chất, kiên nhẫn rà từng thanh sôcôla như thể chúng đều có khả năng mang chất nổ.

Đến khi tôi được phép cất đồ thì tổng thời gian kiểm tra đã dài gần 2 giờ, đủ để anh bạn Guy Avital ra tiễn tôi ở sân bay chạy vào khu nhà hàng mấy lượt, tiêu thời gian cho hai cốc càphê, hai đĩa salad và một chiếc pizza!

 

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Tin vắn ngày 21/6

TP - Theo Sở GTVT TP Đà Nẵng, kết quả kiểm tra 345 phương tiện lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) tại 93 đơn vị vận tải khách  du lịch  và theo dạng hợp đồng du lịch vừa được liên ngành kiểm tra (ngày 13 và 14/6), cho thấy 65 phương tiện (18,84%) thiết bị giám sát hành trình không hoạt động.

Nguyễn Huy

Ngày 20/6, 100 chiến sỹ nhí lên đường tham gia lớp Học kỳ quân đội Trần Quốc Toản, do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam phối hợp Sư đoàn 317 - Quân khu 7 tổ chức.

LÊ QUANG MINH

Sáng 20/6, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan 3 cựu sĩ quan Công an Tiền Giang gồm: Ngô Thanh Phong, Nguyễn Văn Nên và Phạm Văn Út. Viện KSND Tối cao cũng đã ủy quyền triệu tập đến tòa 13 người làm chứng, hầu hết là cán bộ công an các phòng nghiệp vụ Công an địa phương.

TRẦN HIẾU

Cơ quan CSĐT, CA Hải Phòng vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam vợ chồng chủ lò chế tạo súng lớn nhất đất Cảng Dương Minh Nhất (38 tuổi) và Trần Thị Hồng Vân (40 tuổi) đều ở Lê Chân, Hải Phòng về hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ trái phép vũ khí. Trần Thị Hồng Vân được phép tại ngoại vì nuôi con nhỏ.

LAM KHÊ

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ Trần Quốc Dũng, tên thường gọi “Dũng Phương”, sinh 1977, trú tại tổ 29, khu Đông Tiến 2, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), một đối tượng cầm đầu nhóm tội phạm hình sự hoạt động phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân từ nhiều năm nay.

Quang Minh

 

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Khai mạc Hội nghị Đại dương châu Á tại Indonesia

Hội nghị Đại dương châu Á đã khai mạc ngày 18/6 tại khách sạn Grand Hyatt ở khu  du lịch  Nusa Dua, trên đảo Bali của Indonesia.


Nội dung hội nghị năm nay tập trung vào các chủ đề an ninh lương thực biển và tăng trưởng Xanh.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ biển và Nghề cá Indonesia Sharif Sutardjo cho biết hội nghị là cơ hội quan trọng để châu Á thảo luận, đưa ra giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực thông qua phát triển bền vững các đại dương, xây dựng lộ trình an ninh lương thực biển châu Á và định hình lại tương lai đóng góp của khu vực đối với thế giới.
Kết quả hội nghị sẽ là tiền đề quan trọng cho Hội nghị Đại dương toàn cầu, được tổ chức tại Hà Lan vào tháng Chín này.
Bộ trưởng Sutardjo nhấn mạnh là quốc đảo lớn nhất thế giới, Indonesia cam kết tiếp tục thực hiện kế hoạch đưa nguồn lợi đại dương góp phần vào tăng trưởng kinh tế thế giới, nâng cao vai trò của các đại dương nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong khu vực và toàn cầu.
Lộ trình an ninh lương thực biển châu Á cũng phù hợp với lợi ích của Indonesia trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Xanh dựa vào nguồn tài nguyên biển.
Chính phủ Indonesia đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài nguyên biển, coi đó là động lực phát triển, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và sẽ đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi này trong khuôn khổ nền kinh tế Xanh.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB), Juergen Voegele cho biết WB nhiệt tình ủng hộ các hội nghị đại dương khu vực và thế giới, đánh giá cao các đề xuất, tầm nhìn, kinh nghiệm, hành động của các quốc gia tham gia hội nghị cho các vấn đề an ninh lương thực, phát triển bền vững.
Các vùng biển châu Á không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và vận tải thương mại thế giới, mà còn hỗ trợ, giải quyết vấn đề an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế nhờ nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo giàu tiềm năng như năng lượng, đa dạng sinh học, nuôi trồng thủy sản...
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản châu Á chiếm 39% xuất khẩu thủy sản toàn cầu, trị giá 49,7 tỷ USD. Năm 2012, xuất khẩu hải sản Indonesia đạt 3,9 tỷ USD, tăng 0,4 tỷ USD so với mức 3,5 tỷ USD của năm 2011./.
(TTXVN)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Đà Nẵng: Hội thảo về Phát triển các nguồn lực cho du lịch miền Trung và Tây Nguyên

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo khoa học về Phát triển các nguồn lực cho  du lịch  miền Trung và Tây Nguyên.


 
 

 

Hội thảo là một phần của dự án “Chuyển giao mô hình đổi mới và phát triển trong đào tạo Quản trị du lịch” với sự tài trợ của Chương trình đối tác “Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP)”.

Qua đó, các nhà nghiên cứu, kinh doanh và giảng dạy trong du lịch có dịp để trao đổi ý kiến, trình bày các công trình nghiên cứu, gắn liền việc nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn phát triển du lịch, hướng đến mục tiêu xây dựng một diễn đàn trao đổi thảo luận, hợp tác và trao đổi ý tưởng cho tất cả những người quan tâm trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu hoặc thực hành về quản lý và kinh doanh du lịch.

Tại Hội thảo, phần lớn các báo cáo đã đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu hoàn thiện quá trình đào tạo, đề xuất hàng loạt giải pháp mới hợp tác, liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp du lịch.

Trong khuôn khổ Hội thảo, lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Đại học Khoa học ứng dụng HAAGA – HELIA (Phần Lan) đã ký kết văn bản hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu./.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Sẽ làm hết sức mình để trận đấu Arsenal-Việt Nam diễn ra tốt đẹp

QĐND - Trong cuộc gặp gỡ báo chí vào chiều 17-6, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu Liên hợp thể thao (KLHTT) Quốc gia Mỹ Đình khẳng định, các phương tiện truyền thông đưa ra việc KLHTT Quốc gia Mỹ Đình đòi 1,5 tỷ đồng, 300 vé mời cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và CLB Arsenal là thông tin không chính thống.

 

Chúng tôi là đơn vị cung ứng về dịch vụ

Ông Cấn Văn Nghĩa thông tin: “Cho đến thời điểm này, vào chiều 17

Băng nhóm ghét vùng Trung giàu nắng và gió lại là chỗ lưu giữ những giá như trừng trị văn hóa kiệt xuất mực thiên nhiên và con người kiến lập. Trên băng nhóm ghét chật ấy, trường đoản cú Quảng Bình tới Quảng Nam hử hình thành nên chi con đàng di sản vùng Trung. Sự cùi phú mực cạc di tích trữ lừng danh hử đưa lại biếu tuyến đẩy  du lich hue  những vẻ xinh văn hóa khác cọ, đặc dung nhan. DACOTOURS sẽ đeo đẩy khách đến cùng con đàng dài Sơn kết tiếp phụ thân di sản thắng khám đường phá những điều xăm và hữu ích!

Dacotours in mời quý báu khách đến tham quan lại những chỗ trên. Những danh lam được cảnh mực ghét Việt  năm xưa và ngày nay. Trân coi trọng kính chào! Cám ơn quý báu khách

THÔNG TIN tham mưu VÀ can hệ thắng TOUR
Hotline: Võ Kim dài  0914 136 151
              Võ Tấn hầm       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ quý báu khách

-6, chúng tôi chưa nhận được văn bản chỉ đạo nào của Bộ Văn hóa, Thể thao và  du lịch  (VH-TT&DL) về việc phối hợp tổ chức trận đấu của Arsenal với đội tuyển Việt Nam.

Trước đó, lãnh đạo Arsenal đã kiểm tra sân Mỹ Đình ba lần về chất lượng mặt cỏ, các phòng ban chức năng, kỹ thuật và vấn đề bảo đảm an ninh. Lãnh đạo CLB Arsenal hài lòng về sân Mỹ Đình. Sau đó, có thông tin KLHTT Quốc gia Mỹ Đình đòi 1,5 tỷ đồng, 300 vé mời cho việc tổ chức trận đấu trên khiến tôi rất buồn. Tôi xin khẳng định, đó là những thông tin không chính thống. Sáng 17-6, tôi mới chính thức làm việc với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), mà trực tiếp là với Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung về việc phối hợp tổ chức trận đấu. Buổi làm việc xung quanh hai vấn đề: Rà soát lại các công việc phối hợp trong thời gian qua; bàn về kinh phí tổ chức trận đấu của Arsenal ở Việt Nam. Sau buổi làm việc, tôi đã giao cho các bộ phận chuyên môn nghiên cứu, báo cáo, làm việc tới tinh thần trách nhiệm cao nhất. Quan điểm của chúng tôi là chỉ cần VFF, BTC trận đấu hỗ trợ cho một phần kinh phí. Bên cạnh đó, KLHTT Quốc gia Mỹ Đình và VFF sẽ hợp tác toàn diện chứ không có vấn đề gì vướng mắc ở đây”.

Theo ông Cấn Văn Nghĩa, một, hai ngày tới sẽ có thông tin về giá thuê sân.

Ông Cấn Văn Nghĩa cũng chia sẻ: “Từ năm 2012, chúng tôi là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tức là không có nguồn nào từ Nhà nước mà phải tự khai thác. Chúng tôi là đơn vị cung ứng về dịch vụ, làm việc có thỏa thuận. Tôi sẽ báo cáo với lãnh đạo Bộ VH-TT &DL để xây dựng một khung giá (thuê sân Mỹ Đình-PV), tránh những trường hợp tranh cãi về sau”.

Hợp đồng đã ký đâu mà biết có giấy mời

Trước các câu hỏi của phóng viên về giá thuê sân tổ chức trận Việt Nam-Arsenal liệu có thấp hơn 1,5 tỷ đồng, ông Cấn Văn Nghĩa thông tin: "Tôi không bàn về giá thuê sân trận Việt Nam-Arsenal. Ngoài Việt Nam, Arsenal sẽ du đấu ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a hè này. Tôi được biết, giá thuê sân ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a là 1 triệu USD/trận, đây là con số chính xác".

Phóng viên hỏi về các chi phí duy tu bảo dưỡng mặt sân, lau ghế, sơn sửa…, ông Nghĩa khẳng định: “Chúng tôi không thể nói ra con số cụ thể là bao nhiêu. Thu chi thế nào, thì tổng kết cuối năm, tôi sẽ phát biểu”.

Liên quan đến việc giấy mời, Giám đốc KLHTT Quốc gia Mỹ Đình cho hay: “Hợp đồng đã ký đâu mà biết có giấy mời”. Cuối buổi gặp mặt, ông Nghĩa giãy bày: “Giá thuê sân thì còn phải bàn kỹ, tính toán cẩn thận vì tính chất, quy mô của trận đấu là hết sức quan trọng. Một đằng 100 nghìn đồng/vé, một đằng 1,5 triệu đồng/vé thì phải khác nhau chứ (giá thuê sân-PV). Nhưng tôi khẳng định, tôi là một fan của Arsenal, MU; tôi cùng tập thể cán bộ, công nhân viên KLHTT Quốc gia Mỹ Đình sẽ làm hết sức để trận đấu diễn ra tốt đẹp, vì nhiệm vụ cũng như phục vụ người hâm mộ tốt nhất”.

Truyền thông Anh quốc sốt ruột

Trước sự việc lùm xùm trên, truyền thông xứ sương mù bắt đầu hoài nghi về thành công chuyến du đấu của Arsenal tại Việt Nam. Daily Mail nhận định: Trận giao hữu của Arsenal tại Việt Nam có nguy cơ bị hủy vì giá thuê sân. Báo điện tử Independent thì bình luận: Trận đấu của Arsenal với đội tuyển Việt Nam bị nghi ngờ sau khi ban quản lý SVĐ đột ngột tăng giá.

Các fan ở nước Anh còn gợi ý lãnh đạo Arsenal nên chơi đẹp, “lại quả” tiền thuê sân cho ban tổ chức trận đấu; bởi 1,5 tỷ Việt Nam đồng, tương đương 45.000 bảng Anh là quá nhỏ so với chi phí mời Arsenal sang Việt Nam du đấu.

Bài và ảnh:ĐÌNH HÙNG

Bao giờ có địa điểm để xây dựng ?

Chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch đã mang lại niềm vui cho người dân TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau rất nhiều năm đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính thức trong khi người dân thành phố luôn trông chờ có được một địa chỉ văn hóa, giải trí xứng tầm.

Vượt bẳn vùng Trung có nắng và gió lại là chỗ lưu giữ những giá như trừng trị văn hóa cạn kiệt xuất mực tàu tự nhiên và con người kiến lập. Trên vượt bẳn chật ấy, từ bỏ Quảng bình phẩm đến Quảng trai hỉ ảnh vách vì thế con đàng di sản vùng Trung. Sự hủi phú mực tàu cạc di điển tích lừng danh hỉ hoẵng lại biếu tuyến náu  du lich hue  những nét xinh xắn văn hóa khác cạ, kín nhan sắc. DACOTOURS sẽ hoẵng đẩn khách khứa tới cùng con đàng dài Sơn kết tiếp tục đay di sản nổi nhà đá phá những điều ham thích và có ích!

Dacotours in mời quý báu khách khứa tới tham lam quan tiền những chỗ trên. Những danh lam nổi cảnh mực tàu bẳn Việt  năm cũ và hiện tại. Trân quý trọng kiếng chào! Cếm ơn quý báu khách khứa

Thông báo tham mưu VÀ liên can nổi TOUR
Hotline: Võ Kim dài  0914 136 151
              Võ Tấn hầm       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH phủ phục mùa quý báu khách khứa

Khu vực Công viên 23-9, một trong những địa điểm được đề xuất để xây dựng Nhà hát Giao hưởng - Nhạc Vũ kịch TP Hồ Chí Minh.

 

 

Theo Giám đốc Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP Hồ Chí Minh Trần Vương Trạch: "Hiện thành phố có ba nhà hát, trong đó có Nhà hát Thành phố hoạt động thường xuyên. Nhà hát Hòa Bình đã xuống cấp, Nhà hát Bến Thành xuống cấp trầm trọng nên rất khó để thu hút khán giả". Tại nhiều thành phố trên thế giới, số lượng nhà hát rất lớn như: Tô-ki-ô (Nhật Bản) có khoảng 300 nhà hát, Béc-lin (Đức) có gần hai triệu dân có khoảng 100 nhà hát... Trong khi đó, TP Hồ Chí Minh có gần 10 triệu dân nhưng số lượng nhà hát lại quá nghèo nàn.

Từ năm 1999, thành phố đã cho phép xây dựng nhà hát tại số 23 Lê Duẩn (Công ty Xổ số kiến thiết). Đến năm 2009, lại quyết định chuyển nhà hát về Công viên 23-9 và năm 2010, thành phố lại chỉ đạo lập một đề án chuyển địa điểm xây dựng nhà hát sang Thủ Thiêm. Tháng 5 vừa qua, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố trình duyệt quy hoạch điều chỉnh 1/2000, 1/500 toàn bộ Công viên 23-9 để triển khai dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch tại khu B của công viên. Tuy nhiên, ngay việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà hát vẫn chưa được thống nhất. Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã chọn được năm địa điểm để xây dựng nhà hát: Số 23 Lê Duẩn, quận 1 với diện tích 3.000 m2; Khu đô thị mới Thủ Thiêm (diện tích 1 ha); Công viên 23-9 (diện tích 1,2 ha) và sân bóng đá Hoa Lư (diện tích 2,42 ha) và Thảo cầm viên Sài Gòn. Đến nay, việc lựa chọn xây dựng nhà hát vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, trong đó chưa thống nhất xây tại Công viên 23-9 và Khu đô thị Thủ Thiêm.

Các địa điểm này được đưa ra lấy ý kiến trong cuộc tọa đàm do Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật và Sở Văn hóa - Thể thao và  du lịch  vừa tổ chức. Tuy nhiên, vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung cho việc xây dựng tại Khu đô thị Thủ Thiêm hay Công viên 23-9. Theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn: "Xây dựng nhà hát tại Công viên 23-9 có thuận lợi là đã có sẵn cơ sở hạng tầng nhưng chỉ được xây dựng theo kiểu nhà hát cũ vì vị trí nằm trên một trục, rất khó để sáng tạo kiến trúc công trình. Thành phố không nên can thiệp vào mảng xanh của Công viên 23-9, mà có thể tìm nơi khác để xây dựng nhà hát. Nếu xây dựng tại Thủ Thiêm thì thuận lợi để tạo ra không gian sáng tạo, có quyền chọn điểm nhìn". Trong khi nhiều nhà quy hoạch kiến trúc chọn Khu đô thị Thủ Thiêm, thì không ít ý kiến lại đề nghị xây dựng nhà hát tại Công viên 23-9.

Dường như rất khó khăn để tìm được tiếng nói đồng thuận bởi các ý kiến đưa ra có vẻ đều hợp lý. Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng: "Các công trình văn hóa là biểu tượng sức mạnh dân tộc. Thành phố phải có quy hoạch ngay từ đầu về các công trình này. Nói mãi nhưng không có quy hoạch nên cứ nay bàn, mai bàn rất tốn kém".

Người dân TP Hồ Chí Minh vẫn đang mong mỏi có được một nhà hát xứng tầm, nhưng sau nhiều năm, việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà hát vẫn chưa ngã ngũ. Đây là trách nhiệm của nhà quản lý. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Rum cho rằng: "Việc xây dựng nhà hát cần có nhiều thời gian và phải tính toán kỹ. Nhà hát ngoài chức năng lưu diễn phải là công trình văn hóa. Phải lựa chọn vị trí tốt, thiết kế đẹp". Nên chăng, thành phố sớm đưa ra Hội đồng Nhân dân thành phố biểu quyết để chấm dứt quá trình 14 năm loay hoay lập dự án mà vẫn chưa tìm được địa điểm.

 

HOÀNG HẢI

Vi vu về miền di sản

Nằm ở miền Trung Việt Nam, Quảng Nam là vùng đất hội tụ các di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận như: Đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới  cù lao chàm . Nhờ sự giao thoa giữa các nền văn hóa Việt, Hoa, Ấn Độ, Sa Huỳnh, Champa... Cùng với lợi thế nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng nên những năm gần đây, Quảng Nam đã trở thành điểm đến quen thuộc với những người yêu  du lịch .

Ngoài phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có một số điểm du lịch được nhiều người yêu thích. Cùng thethaovietnam.Com.Vn khám phá những điểm đến lý thú khác của mảnh đất này.

Hòn Kẽm Đá Dừng

 

Hòn Kẽm Đá Dừng là thắng cảnh nổi tiếng của cả xứ Quảng Nam. Địa danh này từ xa xưa đã có những câu ca buồn, gắn liền với những giai thoại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, với bao nhiêu nỗi niềm được mất của những cảnh đời, những phận người xuôi ngược buôn bán tìm kế mưu sinh dọc mạn sông Thu Bồn, dòng sông "phù sa bên lở bên bồi, người xuôi về bến kẻ trôi lên nguồn"...

Đến Hòn Kẽm Đá Dừng, du khách có thể đi theo hai cách. Một là men theo sông Thu Bồn ngược lên, cách thứ hai là từ tỉnh lộ 105 đi qua địa phận huyện Quế Sơn, vượt đèo Le đến Trung Phước, và từ bến Trung Phước đi ghe vượt sông độ vài giờ nữa... Khách tham quan thường tìm về Hòn Kẽm vào những đêm trăng mùa hè. Mùa ấy dòng sông hiền lành, mềm mại như một dải lụa sáng láng dưới trăng quê.
Từ năm 1986, sau khi một phần của huyện Quế Sơn được tách ra để thuộc về huyện Hiệp Đức, Hòn Kẽm Đá Dừng mang thêm một nhiệm vụ mới: là ranh giới của hai huyện. Cả khúc sông này đầy những bãi đá lô nhô, dòng chảy uốn khúc nhiều và dường như nước xiết hơn. Ngay tại khu vực Hòn Kẽm, dòng sông trôi giữa hai bờ vách đá dựng đứng. Dòng sông như lọt thỏm vào trong, ngày thường ít nắng, nhiều sương khói và lạnh hơn bên ngoài. Nơi đây dường như ngày đến chậm và đêm xuống thật nhanh. Hai bên vách đá, cây dại ken dày, khỉ sống thành đàn.

 

Nằm ở vùng Tây Quế Sơn, mảnh đất còn lưu nhiều dấu tích của nền văn hóa Sa Huỳnh và Champa, Hòn Kẽm Đá Dừng cũng như ngay cả con sông Thu Bồn chứa đầy truyền thuyết. Ngày xưa nơi này có tên là sông Thiêng; từ Hòn Kẽm xuôi về biển Cửa Đại dọc theo dòng sông có khoảng trên dưới vài chục nơi thờ cúng Thiên Y Ana - nữ thần Champa. Ngay khúc sông này, đến bây giờ vẫn còn lồ lộ phiến đá nặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn, mang những dòng chữ Chăm khắc chạm tỉ mỉ .
Dọc đường Hòn Kẽm Đá Dừng có những đụn cát dài và cao nằm dọc theo sông, thi thoảng ta lại thấy những triền dâu, những nương ngô, những xóm làng trung du yên tĩnh, những con đò, bến sông trầm mặc, mơ màng... Thấp thoáng những mái tranh hỏ nép dưới vòm cong tre trúc; những tốp trẻ tắm sông cười ngơ ngác. Ai đó đang gánh nước về, bóng ngả dài ven sông... Những hình ảnh ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ Quang Dũng, trong văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân...

Suối Tiên

Là một trong những điểm du lịch khá lý tưởng bởi cảnh đẹp và không khí trong lành của một vùng quê mến khách ở miền trung du.

Từ tỉnh lỵ Quảng Nam, theo quốc lội IA, xuôi theo hướng Bắc, đến ngã ba thị trấn Hương An, rồi từ đây theo hướng Tây khoảng độ 10km là đến suối Tiên.

 

Theo truyền thuyết dân gian cho rằng, trước kia suối Tiên nằm ẩn mình trong những rừng cây cao và những dây leo chằng chịt, những loại dây này đan nhau, có những nơi thắt thành những chiếc vòng vắt quanh qua suối, quanh năm mặt đất chưa bao giờ nhận lấy ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Thường vào những đêm trăng sáng, những Tiên ông có đến đây ngồi trên những chiếc vòng ấy hoặc những phiến đá cùng nhau đánh cờ. Thế rồi một hôm có một người tiều phu, cũng là người thích chơi cờ, tình cờ đến xem các Tiên ông ngồi đánh cờ bên dòng thác, nước chảy trắng xóa xuống một cái ao trong xanh, khi xem xong ván cờ, người tiều phu liền đứng dậy, xách gùi vào rừng kiếm củi, nhưng nhìn lại thì thấy những dụng cụ của mình đã mục nát tự bao giờ, trên đầu tóc đã điểm bạc và trên trán có khắc dòng chữ" một ngày non Tiên". Sau này người ta gọi đó là ao Tiên và con suối có thác chảy gọi là Suối Tiên.

 

Suối Tiên có một hệ thống suối gồm tất cả khoảng 14 con thác, có độ cao từ thác thứ nhất đến thác thứ 14 khoảng 400m; mỗi thác có một vẻ đẹp riêng. Vào những ngày hè, hay những đêm trăng sáng du khách có dịp đến đây ngắm nhìn những dòng thác chảy in vào những đám cây rừng và trên nền trời xanh, du khách có thể hình dung như chốn bồng lai; đặc biệt trong con thác thứ ba có một cái ao trong mát, mà có tên là ao Tiên, chính là điểm tắm lý tưởng nhất.

Cuộc du ngoạn theo hành trình 14 con thác, du khách có thể đi theo hai lối, men theo dòng suối, hoặc mạo hiểm hơn là đi theo lối mòn của hai bên bờ suối.

Cù Lao Chàm

 

Với 8 hòn đảo nhỏ trải dài theo hình cánh cung xanh mướt, Cù lao Chàm là một trong nhiều quần đảo hoang sơ mới được đưa vào khai thác trong vài năm gần đây ở Quảng Nam. Những ai lần đầu đến với Cù lao Chàm chắc đều bị hòn đảo này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu trời xanh thẳm…

Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nằm cách bãi biển Cửa Đại khoảng 15 km đường biển, Cù lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15 km2 với hơn 2.900 dân sống gần như biệt lập với đất liền.

Cù lao Chàm được thiên nhiên ưu ái có khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối bốn mùa phủ xanh trên các hòn đảo. Với 1.549 héc-ta (ha) rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước, Cù lao Chàm mang trong mình một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú.

 

Khu bảo tồn Cù lao Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san hô, các thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao sinh sống. Không chỉ có thế, nơi đây còn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.

Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, trong đó có 2 loài được ghi vào sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Đối với cư dân nơi đây, những chú khỉ đuôi dài tinh nghịch xuống tận bờ đá giáp với mặt nước biển vào mỗi sớm chiều, đã trở thành nếp sinh hoạt thường nhật. Nhiều người kể rằng chúng còn khoái chí ném đá ra biển và hét toáng lên khi thấy tàu thuyền đi ngang.

Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm còn chứa trong mình các hệ văn hóa từ xa xưa để lại như: Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt, cùng với các di tích đã chứng minh mối quan hệ giao lưu giữa Cù lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển. Qua các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên 3000 năm, nơi đây còn là nơi sinh sống của các cư dân cổ xưa. Đây thật sự là một địa điểm lý tưởng để khám phá.

Bên cạnh các di tích khảo cổ là sự tồn tại khá đầy đủ thiết chế văn hóa tín ngưỡng truyền thống của làng xã miền Trung nước ta. Các di tích tín ngưỡng hiện còn ở Cù lao Chàm, được xây dựng chủ yếu vào khoảng thế kỷ 17-18 như đình Đại Càn, miếu thờ Thành hoàng, miếu Tiền hiền, miếu Thần nông, miếu Tổ nghề yến, lăng Ông Ngư, lăng Cô, giếng Xóm Cấm, chùa Hải Tạng… là những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách

Bàng Than – vũng An Hòa

Vũng An Hòa thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển Tam Hải khoảng 4km. Đây là một thắng cảnh độc đáo của vùng đất phía nam Quảng Nam.

 

Dọc theo bờ biển Tam Hải khoảng 4km, du khách sẽ đến vùng đất mũi An Hòa. Có lẽ hình ảnh đầu tiên đầy ấn tượng đập vào mắt du khách là một hòn đảo nhỏ gọi là Hòn Dứa, cách không xa bờ biển án ngự lối váo vũng An Hòa, vào buổi chiều, hòn đảo rực lên một màu đỏ của đất bazan và màu xanh lục của thảo mộc, nổi bật lên giữa vùng biển xanh biêng biếc với từng đợt sóng nhấp nhô vào bờ đá, làm tung lên những bọt nước trắng xóa như hoa biển.

Mỗi dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá trải dài trên bờ cát, bao quanh mũi An Hòa khoảng 3km, đó là Bàng Than(hay Bàn Than). Từng là lớp đá xếp chồng lên nhau, đó là những phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển.Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá tạo thành những hình thù lạ mắt, kết hợp với hững vân đá trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hóa.

 

Trên mũi An Hòa có hai bãi biển, đó là: Bãi Bấc (ở phía Bắc), và bãi Nồm(ở phía Nam). Trên bãi Nồm có hai mỏm dài nhỏ nhô ra ngoài biển, được nhân dân địa phương gọi là ông Đụn và bà Che, giống như hòn non bộ được thiên nhiên tạo ra để tô điểm cho Bàng Than. Từ ông Đụn và bà Che nhìn ra biển là một đảo nhỏ gọi là hòn Mang, ngoài hòn một khoảng không xa là hòn Dứa; giữa hòn Mang và hòn Dứa có giăng đa Lão Hố với dải san hô ngầm nằm ở độ sâu khoảng 3 mét, xa xa về phía Nam có hòn Châm ngầm gần đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi. Từ bãi Nồm, du khách có thể đi ghe ra hòn Mang và hòn Dứa, ở đây dưới làn biển xanh trong, ta có thể nhìn thấy một rặng san hô trắng tinh với đàn cá đủ màu sắc bơi lội trong nước…

Bảo Anh (TTVN) Tổng hợp

Hiểm nguy trên những cung đường "Phượt"

Ba lô, quần áo, đôi giày hầm hố cùng một hộp nhỏ đựng đủ thứ: bông, ga-rô cứu thương, thuốc.., Minh Anh (sinh viên năm thứ 2- Đại học Kinh tế Đà Nẵng) hớn hở khoe: “Em với mấy đứa bạn chuẩn bị phượt Đà Nẵng - Huế 2 ngày”. Không ngại những bất trắc, “phượt” từ lâu là một niềm đam mê đối với nhiều bạn trẻ.

Mùa hè - mùa “phượt”

Trở về từ chuyến lên đỉnh Phan-xi-păng kéo dài 7 ngày, Mai Thư (trường ĐH Văn hóa Hà Nội) không giấu được vẻ hồ hởi: “Thích lắm chị ơi, cảm giác được thỏa nguyện mơ ước từ bé quả là rất thú vị”. Được biết, nhóm của Thư gồm 6 người, chỉ cần hè đến là các bạn trong nhóm lại rủ nhau “phượt”.

&Ldquo;Phượt” là một niềm đam mê đối với nhiều bạn trẻ.


&Ldquo;Phượt” là từ các bạn trẻ thường dùng chỉ những chuyến  du lịch  “bụi”. Khác với du lịch thông thường, địa điểm “phượt” thường là những nơi độc đáo, hiểm trở. Không cần khách sạn, không cần các địa điểm vui chơi, dân “phượt” có thể tiện đâu nghỉ lại đó. Nhóm cũng rất đa dạng thành phần, có thể là bạn cùng lớp, cùng cơ quan… hay thậm chí chỉ là những người mới quen cùng sở thích. Từ Bắc vào Nam, từ những địa điểm du lịch nổi tiếng: Lào Cai, Lai Châu, Đà Lạt, Đà Nẵng..., Hay những chốn được xem là “thâm sơn cùng cốc” như: đèo Hải Vân, đèo Lò Xo… đâu đâu cũng thấy bóng dáng của dân “phượt”. Một chiếc xe máy, số tiền không nhiều, ba lô, máy ảnh với vài thứ cần thiết là đủ để các bạn trẻ đi trong vài ngày, một tuần hoặc thậm chí cả tháng!

Quán cà phê Tuổi Hồng (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) sáng thứ bảy đông khách hơn mọi hôm, tiếng nói cười rôm rả. Được biết, từ thông tin một diễn đàn trên mạng, các bạn trẻ cùng nhau họp mặt để bàn kế hoạch “phượt” Quảng Nam tuần tới. Mặc dù hầu hết chưa quen biết, nhưng do đã được phổ biến trên internet nên các thành viên trong đoàn đều rất hòa đồng .

Để chuẩn bị cho chuyến đi trong tháng sáu này, Huy Cường (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) và các bạn trong đoàn lên kế hoạch một cách chi tiết và tỉ mỉ, Cường chia sẻ “Mình đi “phượt” cũng được ba năm rồi, điều thú vị có được đó là cảm giác thoải mái và chụp được nhiều tấm ảnh đẹp. Du lịch bụi là niềm đam mê của mình suốt thời gian nghỉ hè trong các năm học đại học”. Cùng tham gia với đoàn, bạn Phan Đức (quê ở TP. Vinh - Nghệ An) nói: “Những trải nghiệm từ hành trình khám phá những vùng đất mới có nhiều bất ngờ lẫn khó khăn, nhưng nó giúp những bạn trẻ như mình rèn luyện được kỹ năng sống”.

Những hiểm nguy rình rập

Không ít thành viên của các nhóm “phượt” đều cho rằng, sở thích này đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho tuổi trẻ, thỏa mãn đam mê cá nhân, tuy nhiên, hầu hết đều không phủ nhận những nguy hiểm bất trắc có thể xảy ra trong mỗi chuyến đi.

Trong niềm hớn hở, Mai Thư tâm sự: “Vui thì vui thật nhưng cũng sợ lắm, trên đường xuống đỉnh Phan-xi-păng bọn em bị lạc nhau, điện thoại mất sóng, em với một bạn nữa lang thang trên con đường vắng mãi bốn giờ sau mới tìm được đường ra, nghĩ lại, nhỡ lúc ấy mà có việc gì xảy ra thì ân hận lắm”.

Nhớ về lần “phượt” hè năm ngoái, Phan Đức cũng chia sẻ: “Đi phượt mà bị lạc là… chuyện bình thường. Bạn tớ có lần lang thang trên đỉnh Mộc Châu còn bị rắn cắn, may mà hai bạn đi cạnh đã được học sơ cứu từ trước, nhanh chóng đem đến trạm xá dưới bản”.

Mặt khác, do có những đội hình “phượt” thành viên làm quen trên mạng xã hội, một số người mới, chưa biết nhau, bởi vậy, trên đường đi dễ gặp nhiều bất trắc hơn như mất đoàn kết, thậm chí còn có kẻ trà trộn vào nhóm với mục đích xấu.

Theo Huy Cường: “Phượt” là một thú vui mới của giới trẻ, điều đó không cần bàn cãi, tuy nhiên để có một chuyến “phượt” an toàn, các bạn cần có những kỹ năng trong việc ứng biến với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt và những địa hình có tính rủi ro cao”.

Thực tế cho thấy, những năm vừa qua đã có một số trường hợp tử nạn trong những chuyến du lịch bụi khi tuổi đời còn rất trẻ. Đó là lời cảnh báo đối với các bạn trẻ hãy biết coi trọng sức khỏe và tính mạng của mình bởi an toàn vẫn là điều cần đặt lên hàng đầu khi bạn muốn đặt chân đến bất cứ nơi đâu.

Anh Trâm

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Có thể bạn chưa biết


 
* &Quot;Đà Nẵng - Điểm hẹn”
Chương trình sẽ chính thức khai mạc vào lúc 19 giờ ngày 29-6. &Quot;Đà Nẵng - Điểm hẹn” năm nay sẽ kéo dài từ ngày 28-6 đến 3-7, với nhiều hoạt động nghệ thuật, thể thao,  du lịch  nhằm thu hút người dân và du khách đến nghỉ ngơi, tham quan du lịch tại thành phố trong dịp hè 2013. Hầu hết các hoạt động chính đều diễn ra tại khu vực Công viên Biển Đông, bãi biển Phạm Văn Đồng và đường Trần Hưng Đạo. Cùng đó, du khách có thể chọn các tour, tuyến du lịch khác như du lịch lặn biển ngắm san hô, khám phá bán đảo Sơn Trà, thể thao trượt thác mạo hiểm tại Khu du lịch Hòa Phú Thành, du ngoạn sông Hàn về đêm; đặc biệt tour câu cá cùng ngư dân vòng quanh bán đảo Sơn Trà bằng đường biển.
* Hấp dẫn du lịch Lý Sơn
Sau lễ Khao lề thế lính tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào cuối tháng 4 vừa qua, tại thời điểm này đảo Lý Sơn thu hút rất nhiều du khách. Từ cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) ra đảo Lý Sơn hoàn toàn có thể tự tổ chức cho mình một cuộc du lịch, giá phòng ở 1 ngày- đêm không quá 450.000 đồng. Theo đại diện Tour Vietkenmans, nếu từ Hà Nội đi Lý Sơn trọn gói 4 ngày 3 đêm cho 2 người là 5.300.000 đồng; 1 người: 3.000.0000 đồng. Nếu đi từ TP. Hồ Chí Minh chi phí cũng tương đương.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Hai người nhập viện vì đi ca nô cao tốc ra Cù Lao Chàm

(Petrotimes) - Trong chuyến  du lịch   cù lao chàm  ngày 15/6, khi đưa đoàn khách gồm 16 người ra tham quan Cù Lao Chàm, chiếc ca nô cao tốc do Công ty Du lịch Thương mại & Dịch vụ Trần Nguyễn – TP Hội An, Quảng Nam thuê đã chạy tốc độ cao, vượt sóng làm tàu nảy lên liên tục, nhiều cú “bay” lên rơi xuống hơn 1m khiến hai vị khách lớn tuổi bị sốc và chấn thương cột sống.

Ca nô du lịch tại Cù Lao Chàm luôn chạy hết tốc lực bất chấp nguy hiểm cho du khách.

Hai vị khách lớn tuổi không may trong chuyến du lịch là ông Trần Đình Thảo (71 tuổi) và ông Nguyễn Tiến Dũng (56 tuổi) đã phải bỏ dở chuyến du lịch quay về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Điều đáng lên án là toàn bộ trước và sau hành trình, công ty du lịch cũng như lái tàu không đưa ra bất cứ lời cảnh báo nào với du khách. Khi tàu chạy nhanh và các vị khách lớn tuổi kêu đau và sợ, toàn bộ khách du lịch đã kêu gọi lái tàu giảm tốc độ nhưng lái tàu trả lời rất vô trách nhiệm là “đây là tốc độ chậm nhất rồi, không thể chạy chậm hơn được nữa…”.

Theo tìm hiểu củaPetroTimes, các lái  xe du lịch  tại tour Cù Lao Chàm cho biết, gần đây cũng có 1 khách du lịch người Đài Loan cũng đã bị chấn thương nặng cột sống trong tour  du lịch cù lao chàm  do sốc nảy của ca nô phải cấp cứu. Một số lái tàu do chạy theo lợi nhuận kiếm lời nên cố tình chạy với tốc độ cao nhằm rút ngắn thời gian đưa khách và tăng thêm chuyến đã bất chấp sự an toàn của du khách.

Đây là bài học cảnh báo cho các du khách lớn tuổi khi đi  du lịch biển  vì những nguy hiểm đến từ các tàu ca nô cao tốc bởi vốn dĩ người cao tuổi đã lão hóa cột sống nên rất dễ gặp chấn thương. Cơ quan quản lý du lịch, tàu thuyền cần bắt buộc các phương tiện đưa ra lời cảnh báo đối với hành khách để tránh các trường hợp nguy hại đến sức khỏe du khách.

Một nạn nhân của ca nô siêu tốc tại Cù Lao Chàm.

Còn nhớ, tháng 7/2009, trên đường từ đảo Cù Lao Chàm (Hội An - Quảng Nam) trở lại đất liền, một ca nô mang biển số 0553, sức chứa 22 chỗ đã lật tại một điểm cạnh Hòn Dài.

Nguyên nhân là do gió mạnh, ca nô chạy sát đảo, sóng dập. Rất may, cả 13 người trên ca nô đều an toàn nhờ mang áo phao và được một số tàu thuyền, ca nô cũng đang trên đường vào đất liền phát hiện, hỗ trợ, cứu vớt kịp thời.

Được biết, từ khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, số lượng du khách đến tham quan Cù Lao Chàm tăng lên đáng kể.

Thành Công

Đà Nẵng: Hình thành các tuyến phố chuyên doanh phục vụ du lịch

Ngày 15/6, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, đề án “Phát triển khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ  du lịch ” vừa được UBND TP chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu triển khai.

Theo đó, trong 2 năm 2013 - 2014 sẽ khởi động việc thí điểm mô hình chuyên doanh một số mặt hàng và trên một số tuyến phố, khu vực. Trong đó, tuyến phố Lê Duẩn, Phan Châu Trinh sẽ dành cho chuyên doanh ngành thời trang (quần áo, giày dép, kính…); tuyến phố Hoàng Diệu, Đào Duy Từ sẽ dành cho chuyên doanh ngành điện máy; tuyến phố Hùng Vương, Huyền Trân Công Chúa dành cho kinh doanh ngành sản phẩm lưu niệm và đồ mỹ nghệ; tuyến phố Hoàng Sa, Trường Sa dành cho ẩm thực…

TP Đà Nẵng sẽ hình thành các tuyến phố chuyên doanh để tạo thuận lợi cho du khách mua sắm (Ảnh: HC)

Các hộ kinh doanh lâu dài theo đúng mặt hàng chuyên doanh sẽ được hỗ trợ khi cấp giấy phép kinh doanh, các loại phí, lệ phí, thuế theo qui định. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng như điện, nước, vỉa hè, cây xanh, cảnh quan sẽ được TP đầu tư cải tạo nâng cấp tạo thuận lợi cho việc kinh doanh; các đơn vị lữ hành cũng được yêu cầu hướng dẫn du khách đến các địa điểm này để mua sắm.

Là một đô thị đang trên đà phát triển mạnh, trong những năm qua Đà Nẵng đã dần hình thành một số tuyến phố, khu vực cùng kinh doanh một nhóm hàng, ngành hàng hoặc dịch vụ (gọi là phố chuyên doanh) nhưng hầu hết việc chuyên doanh này chỉ được hình thành một cách tự phát, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân địa phương.

Theo khảo sát của các cơ quan hữu quan TP, hiện ở Đà Nẵng có khoảng 11 tuyến phố chuyên doanh hàng hóa phục vụ du lịch như thời trang (Lê Duẩn, Phan Châu Trinh), hàng điện máy (Hùng Vương, Đào Duy Từ), hàng thủ công mỹ nghệ (đường Huyền Trân Công Chúa), và 9 tuyến phố tập trung các dịch vụ du lịch như khách sạn, ẩm thực (đường Bạch Đằng, Hoàng Sa, Trường Sa) …

Tuy nhiên tỉ lệ các cửa hàng chuyên doanh trên cùng một tuyến phố còn ở mức thấp, hầu như chỉ tập trung ở một đoạn phố. Cung cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, mỹ quan đô thị, sự phân tán nhỏ lẻ, chưa phù hợp với quy hoạch, thiếu những định hướng phát triển…làm ảnh hưởng đến môi trường văn minh thương mại và trật tự đô thị.

Trước tình hình đó, việc UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo triển khai đề án đề án “Phát triển khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch” nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm, lựa chọn so sánh hàng hóa sản phẩm, hạn chế tình trạng bị ép giá; khách du lịch có cơ hội tham quan tìm hiểu mua sắm sử dụng dịch vụ. Qua đó thể hiện bộ mặt khang trang, nếp sống văn minh của TP. Đồng thời với các tuyến phố chuyên doanh, Đà Nẵng cũng sẽ nỗ lực phát triển thêm các trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch và nhân dân.

Theo lãnh đạo Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, tuy có nền tảng là một số tuyến phố chuyên doanh đã hình thành bước đầu nhưng để xây dựng thành những tuyến đường, khu phố chuyên doanh đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển thì không đơn giản, bởi tính chất xã hội hóa rất cao và cũng không thể thực hiện trong thời gian ngắn.

Việc động viên, thuyết phục để người kinh doanh đúng mặt hàng ổn định, lâu dài, người mới kinh doanh, người trước đây kinh doanh ngành nghề khác chuyển qua kinh doanh theo hướng chuyên doanh của tuyến phố... đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm cao của chính quyền và các đoàn thể. Bên cạnh đó, không thể thiếu các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ cho việc chuyên doanh này.

HẢI CHÂU

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Mỗi năm công an Đồ Sơn bắt được 1-2 vụ mại dâm

Tuy nhiên, với đặc thù là khu  du lịch  nên du khách đến và đi khá đông, lãnh đạo Đồ Sơn cho biết không muốn gây tâm lý không vui đối với du khách trong những ngày họ đến nghỉ ngơi, thư giãn ở khu du lịch nên mỗi năm lực lượng công an quận Đồ Sơn ra quân chỉ bắt được 1 hoặc 2 vụ mại dâm...

Dải đất miền Trung nhiều nắng và gió lại là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa kiệt xuất của thiên nhiên và con người tạo dựng. Trên Dải đất hẹp ấy, từ Quảng Bình tới Quảng Nam đã hình thành nên con đường di sản miền Trung. Sự phong phú của các di tích nổi tiếng đã mang lại cho tuyếnxô  du lich da nang  những vẻ đẹp văn hóa khác bằng, đặc sắc. DACOTOURS sẽ đưa ập khách đến với con đường Trường Sơn kết nối bố di sản để khám phá những điều hích và bổ ích!

Dacotours in mời quý khách đến tham quan những nơi trên. Những danh lam thắng cảnh của đất Việt  năm xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào! Cám ơn quý khách

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR
Hotline: Võ Kim Trường  0914 136 151
              Võ Tấn Ninh       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ quý khách





Trước đó, ngày 13/6, tại cuộc họp báo thông tin về công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi, tổ chức tại Hà Nội, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Cục đã nhiều lần chỉ đạo kiểm tra, đánh giá về tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm (Nam Định) nhưng kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định là không phát hiện có mại dâm tại hai địa điểm này. Các địa phương báo cáo chỉ có một vài trường hợp, không đáng kể.

Lạnh đạo quận Đồ Sơn - Hải Phòng khẳng định có mại dâm.

Nhưng ông Ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội khẳng định: "Quất Lâm mới trở thành tụ điểm mại dâm gần đây chứ Đồ Sơn đã có từ lâu rồi. Đến người nước ngoài còn biết mại dâm tại Đồ Sơn huống hồ người Việt Nam".

Ông Hiền cho biết thêm: "Để mại dâm lộng hành tại Đồ Sơn, về cơ bản là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Rõ ràng báo cáo không đúng thực tế là trách nhiệm thuộc về địa phương.

Theo quy định, Cục tập hợp báo cáo của ngành LĐ-TB&XH cả nước về vấn đề này. Cục cũng có thể lấy báo cáo từ ngành Công an.

Tuy nhiên, để xác định có bao nhiêu cô gái đang hoạt động mại dâm ở Đồ Sơn, có bắt được tận tay họ hoạt động mại dâm hay không, không phải dễ".

Theo ông Dũng, muốn khẳng định có mại dâm hay không cần phải có chứng cứ. Quá trình kiểm tra thấy có các tiếp viên nhưng các tiếp viên này thường làm cho các cơ sở dịch vụ và có hợp đồng lao động nên rất khó xử lý.

"Hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm, nhưng chỉ có một nửa trong số đó là có hồ sơ quản lý. Đây vẫn là con số chính thống cho đến thời điểm này và hiện chưa có số liệu mới", ông Dũng cho hay.

Việt Thành(Tổng hợp TPO, GDVN)

Công ty CP du lịch H2T khuyến mại lớn

Chùm Tour nội địa giá kích cầu "cực sóc"

Khởi động mùa  du lịch  hè 2013, chùm tour khuyến mại hè đang trở thành tâm điểm của du khách với rất nhiều chương trình hấp dẫn, giá cả cạnh tranh, quỹ thời gian linh hoạt… nên du khách sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một tour phù hợp để đi du lịch với người thân.

Vào thời điểm này, Đà Nẵng có lẽ trở thành sản phẩm “hot” nhất với mức giảm từ 1,5 - 3 triệu đồng. Lịch trình nối tuyến với nhiều điểm đến hấp dẫn trên con đường di sản cùng với quỹ thời gian linh hoạt từ 3 – 5 ngày, nghỉ dưỡng trong khách sạn từ 3 - 4 sao… phù hợp cho mọi đối tượng.

Tour Đà Nẵng - Huế - Động Phong Nha - Động Thiên Đường - Bà Nà - Hội An (5 ngày): Giá: 6.990.000 đồng

Tour Đà Nẵng - Huế - Động Thiên Đường - Bà Nà - Hội An (5 ngày): Giá: 6.790.000 đồng

Tour Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Phong Nha (4 ngày): Giá: 5.790.000 đồng

Tour Đà Nẵng - Hồ Truồi (Bạch Mã) - Huế - Bà Nà - Hội An (4 ngày): Giá: 5.490.000 đồng

Tour Đà Nẵng - Bà Nà -  cù lao chàm  - Hội An (3 ngày): Giá: 4.990.000 đồng

Bà Nà – khu du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng

Thời tiết Bắc bộ đang bắt đầu vào hè với cái nóng oi ả. Để giải nhiệt, nhiều người tìm đến với bể bơi, miền đồng quê yên tĩnh hay những bãi biển xinh đẹp, cao nguyên mát mẻ. Với chùm tour biển đảo và cao nguyên giảm từ 30 - 40% của H2T TOURS trong dịp hè này, bạn sẽ bắt đầu một mùa hè thật sôi động, tạm lánh xa phố thị ồn ào, nóng bức. Chùm tour kết hợp với các đối tác vàng (đi, về bằng máy bay hoặc tàu hỏa) bao gồm:

Tour Hà Nội - Nha Trang - Đà Lạt (5 ngày): Giá: 8.200.000 đồng

Tour Hà Nội - Đà Lạt - Rực rỡ sắc hoa (3 ngày): Giá: 6.900.000 đồng

Tour Hà Nội - Đà Lạt (4 ngày): Giá: 7.300.000 đồng

Đối với các tuyến biển, đảo du lịch bằng đường hàng không, H2T TOURS cũng kết hợp với Vietjet Air giảm từ 2 - 2,5 triệu đồng:

Tour “Đảo Ngọc Phú Quốc” (3 ngày): Giá: 8.000.000 đồng

Tour “Nha Trang biển xanh” (3 ngày): Giá: 7.000.000 đồng

Đảo Ngọc Phú Quốc – một trong số những bãi biển đẹp nhất thế giới

Do nhu cầu du lịch miền Bắc của các gia đình đang có xu hướng tăng trong dịp hè, vì vậy H2T TOURS đã triển khai chùm tour khuyến mại giảm đến 1 triệu đồng, tập trung vào các tuyến điểm hấp dẫn nhất của miền Bắc như: chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang xanh mướt ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, chợ Đồng Văn, Mèo Vạc, cột cờ Lũng Cú, thác Bản Giốc, hồ Ba Bể, thăm di tích lịch sử Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn… hay du thuyền Bhaya Hạ Long.

Chùm tour khuyến mại bao gồm các tour “hot” như:

Tour Hà Nội - Hạ Long - Cát Bà - Tuần Châu (3 ngày): Từ 1.750.000 đồng

Tour Hà Nội - Hạ Long - Đảo Cát Bà Resort 4**** (4 ngày): Từ 2,150.000 đồng

Tour Hà Nội - Sapa - Hàm Rồng - Fanxipan (4 ngày): Từ 3.650.000 đồng

Tour Hà Nội - Sapa - Bắc Hà (3 ngày): Giá: 2.350.000 đồng

Tour Hạ Long trên du thuyền 3 sao Ha Long Dolphin (3 ngày): Giá: 2.950.000 đồng

Vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới

Chùm Tour nước ngoài chào hè hấp dẫn

Đối với chùm tour nước ngoài thị trường gần, nổi bật nhất là tuyến Hà Nội - Thái Lan :

Tour “Hà Nội - Tokyo - Kyoto - Osaka” (6 ngày): Giá: 35.800.000 đồng

Tour “Hà Nội - Bangkok - Pattaya” (5 ngày, ngủ khách sạn 3 và 4 sao): Từ 7.400.000 đồng. Đây là chương trình khuyến mại đặc biệt hấp dẫn nhất của H2T TOURS kết hợp Hãng hàng không Vietjet Air. Tour giảm hơn 30%, tiết kiệm chi phí rất nhiều so với tự túc đi.

Bangkok – thủ đô Thái Lan

Đối với thị trường xa, H2T TOURS đặc biệt kết hợp với Vietnam Airlines tung ra chùm tour Nhật Bản giảm 10 triệu đồng. Đây là tin vui cho nhiều du khách, vì ngoài những điểm tham quan cổ xưa và hấp dẫn như Tokyo, Osaka, Nagoya, Kyoto và Kobe với những lâu đài và nền văn hóa truyền thống đặc sắc, du khách còn được lưu trú tại khách sạn từ 3 - 4 sao, tiêu chuẩn tốt của Nhật.

Tour “Tokyo - núi Phú Sĩ - Nagoya - Kyoto - Kobe - Osaka” (6 ngày): Giá 35.990.000 đồng

Tour “Tokyo - núi Phú Sĩ - Yokohama - Kamakura” (4 ngày): Giá 28.990.000 đồng

Tour “Osaka - Kobe - Kyoto - Nagoya - núi Phú Sĩ - Tokyo” (5 ngày): Giá 34.690.000 đồng

Núi Phú Sĩ – biểu tượng của đất nước Nhật Bản

Và còn rất nhiều tour hấp dẫn khác.

 

ổ gắt xứ Trung lắm nắng và gió lại là chốn lưu giữ những ví trừng phạt văn hóa cạn kiệt xuất cụm từ tự nhiên và con người tạo lập. Trên ổ gắt đầy ấy, tự Quảng bình phẩm đến Quảng trai hãy ảnh vách bởi vậy con lối di sản xứ Trung. Sự phung phú cụm từ danh thiếp di tích tụ nức danh hãy tiễn chân lại tặng tuyếnnúp  du lich cu lao cham  những nét xinh xẻo văn hóa khác phẳng phiu, kín sắc đẹp. DACOTOURS sẽ tiễn chân núp khách khứa tới đồng con lối trường học Sơn kết tiếp chuyện nghiêm phụ di sản nhằm nhà lao phá những điều thú và hữu dụng!

Dacotours in mời quý giá khách khứa tới tham lam quan liêu những chốn trên. Những danh lam nhằm cảnh cụm từ gắt Việt  năm cũ và hiện tại. Trân tôn trọng kiếng chào! Cếm ơn quý giá khách khứa

thông báo tham vấn VÀ liên quan nhằm TOUR
Hotline: Võ Kim trường học  0914 136 151
              Võ Tấn bung       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH phủ phục mùa quý giá khách khứa

Duy Kiên

Độc đáo chợ hải sản 'ăn liền' ở Đà Nẵng

(iHay) Đà Nẵng nổi danh bởi nhiều địa điểm  du lịch  hấp dẫn, bên cạnh đó, các món hải sản phong phú, tươi ngon cũng là "điểm cộng" cực hút khách.

Ở Đà Nẵng có rất nhiều khu chợ bán đồ hải sản, nhưng có một khu chợ vô cùng độc đáo, là điểm dừng chân quen thuộc của người địa phương lẫn khách phương xa, với hàng chục loại hải sản từ các loại sò, ốc, ghẹ, đến các loại cá, tôm, mực cực kỳ tươi ngon và hấp dẫn.

ổ gắt xứ Trung có nắng và gió lại là chốn lưu giữ những ví trừng phạt văn hóa cạn kiệt xuất thứ tự nhiên và con người tạo lập. Trên ổ gắt đầy ấy, từ bỏ Quảng bình phẩm đến Quảng trai hở ảnh vách bởi thế con lối di sản xứ Trung. Sự phung phú thứ danh thiếp di tích tụ nức danh hở tiễn chân lại tặng tuyếnnấp  du lich cu lao cham  những nét xinh xắn văn hóa khác kì cọ, kín nhan sắc. DACOTOURS sẽ tiễn chân nấp khách khứa tới đồng con lối trường học Sơn kết tiếp chuyện đay nghiến di sản xuể nhà lao phá những điều ưa và có ích!

Dacotours in mời quý giá khách khứa tới tham lam quan tiền những chốn trên. Những danh lam xuể cảnh thứ gắt Việt  năm cũ và hiện tại. Trân quý trọng kiếng chào! Cếm ơn quý giá khách khứa

thông báo tham vấn VÀ can dự xuể TOUR
Hotline: Võ Kim trường học  0914 136 151
              Võ Tấn bung       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH phủ phục mùa quý giá khách khứa

Điểm đặc biệt của khu chợ này chính là người bán “hô giá nào thì trả giá ấy”, hiếm khi có ai kỳ kèo thêm bớt làm gì, bởi giá cố định. Vì vậy việc mua bán diễn ra cực kỳ gọn lẹ.


Gian hàng nằm ngay trên bờ biển


Các mặt hàng rất phong phú

Thú vị hơn, ngay sau khi lựa chọn các loại hải sản mình thích, người bán sẽ “chỉ điểm” cho bạn một vài quán ăn nằm ở gần đó để mang đồ vừa mua tới chế biến theo ý thích, với giá mỗi món chỉ từ 20.000- 40.000 đồng. Có lẽ vì điều này mà rất nhiều người gọi vui đây là chợ hải sản “ăn liền”!

Khu chợ trên nằm ở ngã ba đường Hoàng Sa giao với Lê Đức Thọ, sát bờ biển, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Nói là khu chợ, nhưng thực ra ở đây chỉ gồm có hai ba gian hàng, mỗi gian được dựng bạt lên thành một quán nhỏ, trong đó bày đủ các loại hải sản vừa được đánh bắt.


Ốc hương


Seo (sò điệp) giá chỉ 120.000 đồng/kg


Hàu có giá 50.000 đồng/kg

Bình thường thì chỉ có hai ba gian hàng thế này, nhưng vào những ngày đánh bắt được nhiều thì còn có thêm bốn năm người nữa đến bán, ngồi thành một dãy ngay ngắn, trật tự, hầu như chẳng bao giờ có chuyện tranh giành khách của nhau.

Bên trong mỗi gian hàng, người ta bày các loại hải sản ra từng thau nhỏ, có ống oxi để giữ chúng được tươi sống. Khách đến mua hỏi loại nào thì nói giá loại đó, đồng ý thì bỏ lên cân, cứ như vậy đến khi khách mua xong những thứ đã chọn.


Sò huyết


Tôm hùm


Tu hài

Nhìn các loại hải sản đều còn tươi sống, với đầy đủ chủng loại vô cùng bắt mắt, chẳng mấy ai cưỡng lại được việc “mạnh tay chịu chi” để mua về những loại hải sản mình yêu thích.

Sau khi chọn mua các loại hải sản mình thích, khách được người bán chỉ chỗ để mang đồ đến chế biến, thường những người bán ở đây đều có quán hoặc có người nhà bán quán ngay gần đó, nên chỉ sau một cuộc điện thoại, sẽ có ngay một người chạy xe máy đến tận chỗ đưa khách đi và ghi lại yêu cầu chế biến từng món mà khách yêu cầu.


Cân ký, trả tiền

Bạn cũng có thể không cần theo lời chỉ dẫn của người bán, bởi ngay phía đối diện khu vực này là một hàng dài các quán nhậu bình dân, chỗ ngồi hướng ra biển lộng gió, tha hồ cho bạn lựa chọn!


Các quán nhậu thế này đều chỉ lấy giá chế biến trung bình từ 20.000 - 40.000 đồng/ mỗi món

Tùy theo ý thích, khách có thể dặn bếp chế biến các món hấp, nướng, rang muối, xào me… kiểu gì bếp cũng có thể làm rẹt rẹt! Giá mềm nhưng không vì thế mà bếp làm sơ sài, món nào được đem ra cũng đủ đồ màu, từ rau thơm đến miếng ớt, dĩa muối tiêu chanh và đầy đủ các loại gia vị ăn kèm cực kì hấp dẫn!


Nghêu nướng mỡ hành


Tôm nướng


Cồi mai nướng mỡ hành


Các món nướng hấp dẫn


Một phần hàu ăn sống thế này chỉ có 60.000 đồng


Một ký nghêu làm thành được hai dĩa nghêu nướng mỡ hành đầy ắp, giá chỉ 90.000 đồng


Không khó để thấy cảnh dân nhậu vào tận bếp phụ nướng với ông chủ cho nhanh có mồi


Chỗ ngồi hướng ra biển, mát rượi

Trong thời tiết oi bức của mùa hè, bạn hãy thử ghé Đà Nẵng để tự mình trải nghiệm cảm giác thú vị của việc tự tay lựa mua các loại hải sản tươi ngon, mang lên chế biến tại chỗ và thưởng thức giữa gió biển lồng lộng.

Ngồi hít hà mùi thơm của các món ăn được chế biến tại chỗ, nguyên liệu tươi ngon đã mang lại mùi vị không thể nào chê được, quan trọng hơn là với giá cả cực kì “mềm”, còn gì tuyệt vời hơn thế!

Bài, ảnh:Hạnh Chi