Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Lần đầu tiên có mẫu sinh vật biển Cù Lao Chàm

Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm xử lý mẫu vật

Ngày 11.11, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) cho biết, 60 mẫu vật đã được thu thập, xử lý và hiện trưng bày tại Trung tâm truyền thông bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Theo tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm), đây là những mẫu vật thu thập được trong tháng 9.2013, luôn được xây dựng và cập nhật thông tin.

Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển sinh động, đặc sắc, đa dạng và có giá trị về mặt khoa học để trưng bày triển lãm phục vụ tham quan, du lịch và nghiên cứu được xem là nhiệm vụ quan trọng của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là vùng đa dạng sinh học vào loại cao nhất tại Việt Nam, nhiều loại được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam .

Tại khu vực có diện tích gần 371 km 2 này, cơ quan chuyên môn phát hiện hơn 300 loài san hô (thuộc 40 giống và 17 họ), thảm cỏ biển có 5 loài ở các vùng nước sâu, 97 loài thân mềm có liên hệ với các rạn san hô (thuộc 61 giống và 39 họ). Chưa kể nhiều loài tôm hùm và khoảng 270 loài cá rạn (thuộc 105 giống, 40 họ).


Mẫu vật tôm hùm bông và cá hồng đang trưng bày

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm có tới ba phân vùng chức năng, gồm vùng lõi khu bảo tồn biển, vùng đệm cửa sông Thu Bồn, vùng chuyển tiếp đô thị cổ Hội An. Sức hấp dẫn về đa dạng sinh học cũng là yếu tố thu hút du khách với hơn 150.000 lượt đến tham quan, lưu trú tại Cù Lao Chàm chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm.

Trước đó, từ tháng 8.2013, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phối hợp Trường đại học Đà Nẵng tập huấn kỹ thuật xử lý, bảo quản mẫu vật sinh vật biển cho cán bộ kỹ thuật và người dân làm công tác bảo tồn trong Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.

 H.X.Huỳnh - Quốc Phương
 
 (thực hiện) 


Những địa điểm lý tưởng cho trải nghiệm du lịch một mình



Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn điểm đến khi đi du lịch một mình thường là một nơi thoải mái để tự do thể hiện chính mình. Do đó, biển, đảo và những bãi cát trắng dài nguyên sơ, có người dân sinh sống nhưng không quá đông đúc thường đứng đầu danh sách được lựa chọn. Hơn nữa, đó phải là vùng đất đã được "điểm mặt đặt tên" trên bản đồ du lịch để tạo độ an toàn cho chuyến đi, đồng thời đảm bảo sự mới mẻ, lôi cuốn trên chặng đường khám phá một mình. Với những tiêu chí đó, 5 địa chỉ sau sẽ là gợi ý không tồi cho chuyến du lịch một mình sắp tới của bạn.

Côn Đảo, Bà Rịa - Vùng Tàu

Là một trong 10 hòn đảo hoang sơ và quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bầu chọn, Côn Đảo thực sự là điểm đến hấp dẫn ngay cả khi bạn chỉ đi một mình. Nơi đây được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm thiên đường nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên.

Bạn có thể thuê xe máy hoặc xe đạp để một mình rong ruổi, khám phá một vòng quanh đảo mà không cần lo ngại đến vấn đề an ninh. Các tiểu đảo như hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Tre, hòn Trứng, hòn Trác, hòn Cau là nơi lý tưởng để khám phá thế giới đại dương kỳ thú nhờ sự hội tụ các dải san hô với mật độ cao bậc nhất Việt Nam. Nếu thích khám phá, bạn có thể chinh phục đỉnh Rada, đi bộ xuyên rừng xuống bãi biển Ông Đụng lặn ngắm san hô, hay ghé thăm nhà tù Côn Đảo - nơi ghi dấu những chứng tích hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc.

Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Nằm cách thị xã Hội An gần 20 km và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km, Cù Lao Chàm là điểm đến còn hoang sơ nhưng cũng khá hấp dẫn. Cù Lao Chàm sở hữa một hệ sinh thái rạn san hô đa dạng phong phú và những bãi cát trắng mịn như ngọc, nước biển in màu trời xanh biếc.

Hơn nữa, trải nghiệm một mình sẽ mang đến cho bạn phút giây yên bình như chính cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Phiên chợ cá nhộn nhịp với những con thuyền chở nặng đầy, tấp nập mua bán. Chiều về, hãy để làn nước trong lành bao bọc lấy bạn, vỗ về và mát xa nhè nhẹ cơ thể. Bạn cũng có thể nằm dài lười biếng trên bãi biển hưởng ánh nắng sớm dịu dàng.

Phú Quốc, Kiên Giang

“Biển sẽ đẹp hơn, khi bạn tới” đó là lời chào nồng ấm của hòn đảo phương Nam xinh đẹp dành cho mọi du khách đến thăm Phú Quốc, trong đó có cả bạn. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính. Đến đây, bạn sẽ có những ngày nghỉ yên bình giữa các ghềnh và bãi tắm xinh đẹp. Đừng quên ghé qua Nhà thùng – xưởng sản xuất nước mắm, cơ sở nuôi cấy ngọc trai và trại chó xoáy Phú Quốc là những điểm nổi bật hơn cả ở đây.

Du lịch một mình tại Phú Quốc, bạn sẽ có cơ hội đắm mình trong không khí trong lành của cánh rừng nguyên sinh để tận mắt xem các thảm động thực vật quý hiếm mà thiên nhiên đã ưu đãi cho hòn đảo xinh đẹp này. Hoàng hôn đến, nắng chiều dát vàng trên bãi biển, những đám mây hồng giao cùng đường chân trời đỏ thẫm, bạn có thể vừa dạo bước lang thang, vừa hồi tưởng về những giai thoại huyền bí trên đảo.

Lý Sơn, Quảng Ngãi

Lý Sơn – quê hương Hùng binh Hoàng Sa chưa hẳn là thiên đàng du lịch, nhưng dù đi theo nhóm hay một mình đặt chân đến đây, chắc chắn bạn sẽ rất thích thú với những trải nghiệm đầy ý nghĩa trong hành trình về với biển đảo quê hương. Lý Sơn thực sự không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của ngọc, mà dường như níu giữ chân khách thập phương bởi hương thơm của tỏi, hành cùng sắc ấm của hoa sứ và bàng vuông quyện chặt.

Đến với Lý Sơn trong không gian bao la của trời biển, bạn sẽ cảm nhận rõ nét lòng tự hào dân tộc về chủ quyền biển đảo thiêng liêng khi chứng kiến những vật chứng lịch sử được lưu giữ. Khái nghiệm Tổ quốc dường như được định nghĩa đầy đủ hơn. Vẻ đẹp anh dũng, kiên cường của những người dân đảo cũng từ đây được khắc họa rõ nét. Sẽ chẳng còn cảm giác lẻ loi hay trống rỗng hơi ấm tình người dân đảo Lý Sơn cùng tình yêu quê hương, Tổ quốc sưởi ấm bạn trong suốt cuộc hành trình.

Lăng Cô, Huế

Với vẻ đẹp man mác buồn đặc trưng của xứ Huế, biển Lăng Cô sẽ trở thành "người bạn tâm giao" cho những ai yêu thích du lịch một mình. Hãy để Lăng Cô kể cho bạn nghe câu chuyện về nàng thiếu nữ nằm thả dáng tựa lưng vào núi, mắt hướng ra phía biển xa xa. Lăng Cô nằm lọt giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, trước mặt là mặt biển bao la rộng lớn.

Đến với Lăng Cô, bạn sẽ tìm thấy những giây phút yên bình và thư giãn, trút bầu tâm sự cùng sóng vỗ rì rào và núi mây trùng điệp. Không chỉ đắm mình trong không khí tuyệt đẹp của thiên nhiên đất trời mà bạn còn có thể tham quan những thắng cảnh nổi tiếng như đầm Lập An, bãi biển Chân Mây hay vườn quốc gia Bạch Mã./.

5 địa chỉ lý tưởng du lịch một mình

  

Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn điểm đến khi đi du lịch một mình thường là một nơi thoải mái để tự do thể hiện chính mình. Do đó, biển, đảo và những bãi cát trắng dài nguyên sơ, có người dân sinh sống nhưng không quá đông đúc thường đứng đầu danh sách được lựa chọn. Hơn nữa, đó phải là vùng đất đã được "điểm mặt đặt tên" trên bản đồ du lịch để tạo độ an toàn cho chuyến đi, đồng thời đảm bảo sự mới mẻ, lôi cuốn trên chặng đường khám phá một mình. Với những tiêu chí đó, 5 địa chỉ sau sẽ là gợi ý không tồi cho chuyến du lịch một mình sắp tới của bạn.

Du lịch một mình mang đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị. Ảnh: Linh Lam.

  Côn Đảo, Bà Rịa - Vùng Tàu  

Là một trong 10 hòn đảo hoang sơ và quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bầu chọn, Côn Đảo thực sự là điểm đến hấp dẫn ngay cả khi bạn chỉ đi một mình. Nơi đây được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm thiên đường nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên.

Bạn có thể thuê xe máy hoặc xe đạp để một mình rong ruổi, khám phá một vòng quanh đảo mà không cần lo ngại đến vấn đề an ninh. Các tiểu đảo như hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Tre, hòn Trứng, hòn Trác, hòn Cau là nơi lý tưởng để khám phá thế giới đại dương kỳ thú nhờ sự hội tụ các dải san hô với mật độ cao bậc nhất Việt Nam. Nếu thích khám phá, bạn có thể chinh phục đỉnh Rada, đi bộ xuyên rừng xuống bãi biển Ông Đụng lặn ngắm san hô, hay ghé thăm nhà tù Côn Đảo - nơi ghi dấu những chứng tích hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc.

  Cù Lao Chàm, Quảng Nam  

Nằm cách thị xã Hội An gần 20 km và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km, Cù Lao Chàm là điểm đến còn hoang sơ nhưng cũng khá hấp dẫn. Cù Lao Chàm sở hữa một hệ sinh thái rạn san hô đa dạng phong phú và những bãi cát trắng mịn như ngọc, nước biển in màu trời xanh biếc.

Hơn nữa, trải nghiệm một mình sẽ mang đến cho bạn phút giây yên bình như chính cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Phiên chợ cá nhộn nhịp với những con thuyền chở nặng đầy, tấp nập mua bán. Chiều về, hãy để làn nước trong lành bao bọc lấy bạn, vỗ về và mát xa nhè nhẹ cơ thể. Bạn cũng có thể nằm dài lười biếng trên bãi biển hưởng ánh nắng sớm dịu dàng.

Bãi biển trong vắt trên đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Lam Linh.

  Phú Quốc, Kiên Giang  

“Biển sẽ đẹp hơn, khi bạn tới” đó là lời chào nồng ấm của hòn đảo phương Nam xinh đẹp dành cho mọi du khách đến thăm Phú Quốc, trong đó có cả bạn. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính. Đến đây, bạn sẽ có những ngày nghỉ yên bình giữa các ghềnh và bãi tắm xinh đẹp. Đừng quên ghé qua Nhà thùng – xưởng sản xuất nước mắm, cơ sở nuôi cấy ngọc trai và trại chó xoáy Phú Quốc là những điểm nổi bật hơn cả ở đây.

Du lịch một mình tại Phú Quốc, bạn sẽ có cơ hội đắm mình trong không khí trong lành của cánh rừng nguyên sinh để tận mắt xem các thảm động thực vật quý hiếm mà thiên nhiên đã ưu đãi cho hòn đảo xinh đẹp này. Hoàng hôn đến, nắng chiều dát vàng trên bãi biển, những đám mây hồng giao cùng đường chân trời đỏ thẫm, bạn có thể vừa dạo bước lang thang, vừa hồi tưởng về những giai thoại huyền bí trên đảo.

  Lý Sơn, Quảng Ngãi  

Lý Sơn – quê hương Hùng binh Hoàng Sa chưa hẳn là thiên đàng du lịch, nhưng dù đi theo nhóm hay một mình đặt chân đến đây, chắc chắn bạn sẽ rất thích thú với những trải nghiệm đầy ý nghĩa trong hành trình về với biển đảo quê hương. Lý Sơn thực sự không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của ngọc, mà dường như níu giữ chân khách thập phương bởi hương thơm của tỏi, hành cùng sắc ấm của hoa sứ và bàng vuông quyện chặt.

Đến với Lý Sơn trong không gian bao la của trời biển, bạn sẽ cảm nhận rõ nét lòng tự hào dân tộc về chủ quyền biển đảo thiêng liêng khi chứng kiến những vật chứng lịch sử được lưu giữ. Khái nghiệm Tổ quốc dường như được định nghĩa đầy đủ hơn. Vẻ đẹp anh dũng, kiên cường của những người dân đảo cũng từ đây được khắc họa rõ nét. Sẽ chẳng còn cảm giác lẻ loi hay trống rỗng hơi ấm tình người dân đảo Lý Sơn cùng tình yêu quê hương, Tổ quốc sưởi ấm bạn trong suốt cuộc hành trình.

Một góc yên bình đảo Lý Sơn. Ảnh: Lam Linh.

  Lăng Cô, Huế  

Với vẻ đẹp man mác buồn đặc trưng của xứ Huế, biển Lăng Cô sẽ trở thành "người bạn tâm giao" cho những ai yêu thích du lịch một mình. Hãy để Lăng Cô kể cho bạn nghe câu chuyện về nàng thiếu nữ nằm thả dáng tựa lưng vào núi, mắt hướng ra phía biển xa xa. Lăng Cô nằm lọt giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, trước mặt là mặt biển bao la rộng lớn.

Đến với Lăng Cô, bạn sẽ tìm thấy những giây phút yên bình và thư giãn, trút bầu tâm sự cùng sóng vỗ rì rào và núi mây trùng điệp. Không chỉ đắm mình trong không khí tuyệt đẹp của thiên nhiên đất trời mà bạn còn có thể tham quan những thắng cảnh nổi tiếng như đầm Lập An, bãi biển Chân Mây hay vườn quốc gia Bạch Mã.

Vnexpress


Hút khách bằng sự thô mộc và tinh tế

>>Mở rộng không gian đêm phố cổ
>>Lắng hồn phố cổ Hội An
>>Phố cổ

Hai bạn trẻ Monique và Aaron đến từ Úc (trái) tình cờ gặp gỡ và kết bạn với hai bạn mới quen người Thụy Điển tại phố cổ Hội An - Ảnh: Thanh Ba

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Sự - bí thư Thành ủy Hội An - khi trao đổi với Tuổi Trẻ về những cơ hội và thách thức của Hội An trong phát triển du lịch mà không đánh mất bản sắc văn hóa của đô thị cổ này. Ông Sự nói: Qua bao biến thiên của thời cuộc, những thăng trầm, thịnh suy không thay đổi cốt cách con người Hội An. Đó là sự thân thuộc, hiếu khách, giữ được nếp nhà.

Ảnh: KIM EM
- Mặc dù mỗi năm có đến gần 2 triệu lượt khách đến với Hội An, người dân tuy không vồ vập nhưng không xa lạ, không suồng sã, không lợi dụng cái lợi để kiếm chác, “chặt chém” khách. Hội An biết giữ lại cái để kiếm sống lâu dài, có cách đi, hướng đi để giữ Hội An. Cái đó là sự tĩnh lặng của cảnh quan, sự yên bình của không gian và sự tử tế của con người để phát triển. Hội An không thể phát triển theo kiểu sôi động của các thành phố hiện đại, dù đông đúc nhưng vẫn phải yên tĩnh, không phát triển các dịch vụ du lịch có quy mô lớn, đó mới chính là Hội An.

Cùng với giữ khu phố cổ, Hội An cũng sẽ giữ toàn bộ không gian biển đảo, đồng quê, sông ngòi, làng mạc của mình để tạo thêm sự thích thú cho du khách khi đến với Hội An. Với cách làm này, sự hòa quyện của các giá trị văn hóa của khu phố cổ, giá trị nhân văn từ nếp sống của con người và tài nguyên thiên nhiên được gìn giữ sẽ tạo nên một Hội An có một giá trị vĩnh hằng trong con mắt du khách.

- Để Hội An luôn giữ được sự thân thiện và yêu mến của du khách, bài toán đặt ra cho Hội An là câu chuyện mưu sinh của người dân Hội An về lâu dài là không “bóc ngắn, cắn dài” và biết “dằn lòng tham” để không phát triển ồ ạt, không chụp giật kiếm lời làm mất khách. Với Hội An, để làm được điều đó, có nhiều quy định được đặt ra không giống ai, đó là không phát triển các dịch vụ du lịch theo nhu cầu, mọi sự phát triển đều phải gắn với lợi ích cộng đồng, không cho mở các khách sạn có quy mô lớn và khép kín các dịch vụ từ khâu đầu đến khâu cuối. Nếu các doanh nghiệp du lịch đều làm như vậy thì lợi nhuận chỉ tập trung vào một số người có vốn đầu tư, còn người dân không được hưởng lợi từ các giá trị mà họ đã cố gìn giữ từ bao đời nay.

Hội An vốn mong manh - nếu không giữ cho Hội An còn nguyên sự tinh tế trong các giá trị văn hóa và sự thô mộc trong cách sống, cách mưu sinh của cư dân Hội An mà xô bồ, sôi động và chụp giật thì sẽ mất Hội An. Hiện tại, không phải là không có một số hiện tượng buôn bán chụp giật, cò mồi du khách ở một số bộ phận người dân kinh doanh các dịch vụ du lịch. Điều này được nhiều người dân, du khách, báo chí đã phản ánh, và bản thân tôi đã cho kiểm tra, xử phạt rất nặng. Tuy nhiên, cùng với việc xử phạt là giáo dục ý thức cho các chủ hộ kinh doanh biết nếu họ vi phạm quy định của địa phương: không niêm yết giá bán, không ghi rõ trên bảng giá bằng cả hai thứ tiếng, lấy giá cao so với quy định thì họ phải chấp hành các hình phạt và không có cơ hội sửa sai lần nữa.

- Nếu phát triển du lịch theo kiểu ai cũng làm, ai cũng có, sản phẩm na ná nhau thì sẽ không lâu dài. Đặc thù của Hội An là tạo ra cái riêng, cái khác biệt để hấp dẫn du khách. Đêm phố cổ trước đây chỉ mỗi tháng một lần thì nay gần như hằng tuần đều có; lồng đèn Hội An - một mặt hàng lưu niệm - nay đã có thương hiệu với thế giới cũng từ đêm phố cổ mà ra, hay các sản phẩm con tò he bằng đất nung mà các bà, các mẹ bán rong ngoài phố... Đó chính là cái hồn của du lịch Hội An với hàm lượng văn hóa cao.

Chúng tôi sẽ không biến nông thôn thành phố thị; giữ cho Cù Lao Chàm còn nguyên sơ, không có các khách sạn cao tầng để du khách đến với Hội An được đắm mình trong từng cung bậc cảm xúc khác nhau. Vào khu phố cổ họ được hấp dẫn bởi các giá trị văn hóa cổ xưa; chỉ cách khu phố cổ chưa đầy 10 phút đạp xe họ được ngắm làng quê yên bình với cánh đồng lúa chín, vườn cây trĩu quả với người nông dân Hội An thân thiện, mến khách; ra với Cù Lao Chàm họ được hòa với thiên nhiên hoang sơ. Đó mới là cách làm để thu hút khách, để giữ cho Hội An trường tồn.

Kết quả khảo sát sơ bộ mới đây do Phòng Văn hóa - thông tin & thể thao Hội An thực hiện theo chỉ đạo của TP Hội An cho thấy trong số gần 1.000 người nước ngoài và người từ các nơi đến cư trú, làm ăn tại Hội An có đến 67% trong số họ chọn Hội An làm quê hương thứ hai; 24% chọn làm nơi đầu tư và làm ăn lâu dài. Kết quả này cũng cho thấy việc làm ăn chụp giật, mánh lới của người nơi khác đến với Hội An là không đáng kể và không tác động lớn đến môi trường làm ăn lương thiện của cư dân Hội An.


Hội An - Cù Lao Chàm sẽ là bãi biển du lịch trọng điểm quốc gia


Bãi biển Hội An - Cù Lao Chàm đã được Bộ VH-TT&DL quy hoạch là 1 trong 6 bãi biển du lịch trọng điểm của cả nước cùng với Hạ Long - Bái Tử Long - Cát Bà, Lăng Cô - Cảnh Dương, Nha Trang - Cam Ranh, Phan Thiết - Mũi Né và Phú Quốc.


Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 trở thành quốc gia mạnh về du lịch biển. Các thị trường được xác định ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển là những thị trường có khả năng chi trả cao như ASEAN, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Úc, New Zealand, Châu Âu (Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Nga)… Nguồn khách thị trường nội địa chủ yếu đến từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các đô thị lớn ven biển./.

Cù Lao Chàm - nơi để khám phá, trải nghiệm



Du khách đến Cù Lao Chàm sẽ có rất nhiều điều để khám phá và tận hưởng.


  

 Các lựa chọn  


Năm 2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Điều này hoàn toàn xứng đáng với những gì cụm đảo xinh đẹp này đang sở hữu. Cù Lao Chàm có hơn 1.500ha rừng tự nhiên và hơn 6.700ha mặt nước. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học. Khu vực này cũng rất giàu tài nguyên sinh vật biển, trong đó nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái và kinh tế.


Nhờ các lợi thế trên, “hòn ngọc Hội An” đã thu hút khách du lịch thích khám phá thiên nhiên, ưa mạo hiểm. Các tour du lịch dã ngoại, cắm trại hay lặn biển được nhiều du khách lựa chọn. Trên diễn đàn du lịch nổi tiếng tripadvisor.Com có rất nhiều phản hồi tích cực của các du khách quốc tế. Một du khách New Zealand ghé thăm Cù Lao Chàm hồi tháng 7 vừa qua nhận xét: “Tôi đã có một ngày tuyệt vời với dịch vụ lặn tại đây. Không chỉ vì giá rẻ mà hải sản còn rất ngon, bãi biển đẹp và yên tĩnh, lặn biển thì rất thích”. Một du khách Hong Kong cho biết: “Không khí tuyệt vời, bãi biển đẹp và lặn biển thật vui!”.


Một số khách du lịch khác cho rằng, giá tour lặn biển ở Cù Lao Chàm xứng đáng nhận 5/5 điểm.


Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm còn hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa từ xa xưa để lại. Các di tích đã được khai quật là minh chứng cho mối quan hệ giao lưu giữa Cù Lao Chàm với các nước trong khu vực. Nơi đây cũng là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển hình thành từ thế kỷ XIII. Những di tích nổi tiếng như Chùa Hải Tạng, Giếng Chăm xóm Cấm, Miếu tổ nghề Yến, Lăng Thành Hoàng… cho thấy sự hưng thịnh của người Chăm và người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm. Du khách yêu thích văn hóa, lịch sử có thể đến Cù Lao Chàm để khám phá những di tích này.


Còn những ai ưa thích sự tĩnh lặng, hoang sơ và nghỉ dưỡng thì Cù Lao Chàm chính là điểm đến phù hợp. Bãi biển Cù Lao Chàm chưa chịu sự tác động nhiều từ con người và được xem là đẹp không thua gì Phú Quốc. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành và nắng ấm tràn ngập. Nơi đây ít được biết đến cũng chỉ bởi chưa được quảng bá nhiều và giao thông không thuận tiện.


Hay du khách cũng có thể chọn qua đêm tại nhà ngư dân. Những người dân trên đảo đón khách rất nồng nhiệt, chân thành. Mọi người sẽ cùng nhau ăn những món ăn dân dã nhưng ngon miệng như rau rừng, cá biển, mực hấp, dưa chua… Chủ nhà còn kể chuyện về những chuyến đi biển hay các sự tích của địa phương…

Có những người đơn giản hơn, chỉ muốn đến Cù Lao Chàm để thưởng thức hải sản tươi ngon thì trên đảo có các tour đi câu mực, câu cá… Nhân viên du lịch và người dân địa phương sẽ đưa du khách đến những nơi tập trung cá. Cá câu được sẽ được phục vụ ngay trên tàu hoặc tại nhà hàng tùy theo nhu cầu của du khách.


 Những điểm yếu  


Cù Lao Chàm có cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, qua ý kiến trên các diễn đàn du lịch quốc tế, có thể thấy du khách ít đến đây hoặc có đến rồi cũng không muốn trở lại vì cơ sở hạ tầng quá yếu: thiếu khách sạn, khu nghĩ dưỡng đạt chuẩn; giao thông không thuận tiện.


Theo một số du khách, các tour du lịch hiện tại vẫn chưa được phong phú và tổ chức thiếu chu đáo. Nguồn lực làm du lịch hiện nay khó có thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng nếu lượng du khách đến Cù Lao Chàm ngày một đông hơn. Đặc biệt là vấn đề điện: vào mùa nóng, điện còn không đủ cho người dân dùng chứ đừng nói chi là du khách.


Hoạt động quảng bá du lịch Cù Lao Chàm hiện cũng chưa được đầu tư đúng mức, còn mang tính riêng lẻ.


Vì những lý do trên, lượng du khách đến đảo chưa tương xứng với tiềm năng nơi đây. Năm 2012 chỉ có 100.000 khách đến đây, trong khi khách thăm Hội An lại lên tới 1,4 triệu người./.

Khách du lịch Cù Lao Chàm "đánh cược" mạng sống

  

Mặc dù có áo phao trên đò nhưng chủ đò chỉ để treo làm cảnh

Tại bến đò Cẩm Thanh TP.Hội An sang xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), hàng ngày vẫn có vài trăm lượt khách đi về, nhưng tuyệt nhiên không ai trong số đó một lần mặc vào áo phao. Có mặt tại bến đò này, PV Báo Giao Thông nhận thấy áo phao và phao cứu sinh cũng rất sơ sài, cũ kỹ, được cột chặt phía trên trần của đò. Và trên mỗi chuyến đò, lái và phụ đò cũng không nhắc nhở hành khách mặc áo phao. Thậm chí, khi người đi đò, kể cả trẻ em đua nghịch, ngồi sát mép đò, vẫn không được ai ngăn cản.

Tương tự là bến Bạch Đằng sang xã Cẩm Kim (cùng thuộc thành phố Hội An). Tại đây, số lượng người qua đò thường xuyên quá tải, có khi lên đến gần 100 người trên một chuyến đò. Nhưng việc khách không mặc áo phao cũng diễn ra như "chuyện thường ngày ở huyện". Khi chúng tôi hỏi: “Sao không cho người ta mặc áo phao”, người lái đò trừng mắt nhìn và trả lời : “Họ không thích thì làm sao tôi bắt được”.

Du khách đi ca nô ra Cù Lao Chàm đều không mặc áo phao

Nguy hiểm hơn, trong nhiều chuyến ra đảo Cù Lao Chàm, chúng tôi nhận thấy rất hiếm ca nô chở du khách (cả khách trong nước lẫn khách nước ngoài) bắt buộc hành khách mặc áo phao, mặc dù trên ca nô có trang bị. Trong khi những ca nô này chạy với tốc độ rất cao, việc không bắt buộc khách du lịch mặc áo phao nếu xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ khôn lường.

Ca nô mặc dù có trang bị áo phao nhưng du khách đều không mặc.

Đang mùa mưa bão, rất mong các cơ quan chức năng, nhất là Ban quản lý Bến thuyền TP Hội An, Xí nghiệp Quản lý đường sông Quảng Nam sớm chấn chỉnh lại thực trạng này để mỗi khi ngồi lên đò, lên ca nô, du khách đến Hội An không còn cảm giác đánh cược mạng sống của mình.

 Đắc Bình-T Giang 


Cẩm nang du lịch bụi Quảng Nam

Dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần cho chuyến du lịch bụi Quảng Nam.

1

 Địa điểm tham quan 

Địa danh nổi tiếng và được nhiều người biết đến của Quảng Nam là phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới với vẻ cổ kính, thơ mộng và êm đềm. Đến Hội An, bạn sẽ có dịp thả bộ trên những con phố mang đậm kiến trúc cổ, chiêm bái những đền chùa xưa (chùa Phước Lâm, Hội quán Phúc Kiến…) thưởng thức các món đặc trưng (cao lầu) hay tham gia vào lễ hoa đăng vào dịp lễ rằm hàng tháng.

Nơi đây còn có bí ẩn về những pho tượng không đầu tại thánh địa Mỹ Sơn, thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa mang đến trải nghiệm khác hẳn, huyền hoặc và kỳ ảo. Bên cạnh các thánh tích này, vùng đất kinh đô Chăm ngày xưa còn sở hữu hàng loạt tháo và cụm tháp Chăm tuyệt đẹp như tháp Chiên Đàn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ… để bạn khám phá và tìm hiểu.

  

 Nét đẹp Hội An. 

Bãi biển Cửa Đại hoang sơ, tuyệt đẹp, điểm nhấn du lịch biển của Quảng Nam cũng thú vị không kém. Ngoài ra, khi đến Cửa Đại, bạn còn có dịp dong thuyền ra Cù Lao Chàm hoang sơ và tuyệt đẹp.

Lời khuyên cho bạn nếu muốn đi thuyền từ biển Cửa Đại ra Cù Lao Chàm giá rẻ là đi tàu chợ (tàu lớn chở hàng hóa ra đảo). Giá vé tàu là 25.000 đồng, rẻ bằng 1/10 so với khi bạn mua vé của các công ty du lịch. Điểm lợi thứ hai là tàu chạy khá chậm nên bạn sẽ ít bị say sóng hơn. Hải sản ngoài đảo, song giá các nhu yếu phẩm khác khá cao. Nhà nghỉ trên đảo có giá khoảng 100.000 đồng/người.

Bên cạnh các địa danh này, Quảng Nam cũng sở hữu hàng loạt các thắng cảnh tuyệt đẹp khác như Suối Tiên với không khí miền trung du thích hợp cho cắm trại, nghỉ dưỡng; Khe Lim độc đáo với dòng chảy hiền hòa chảy qua những vùng đất có nhiều cây (gỗ) lim; Bàng Than kỳ bí và lạ lẫm với những khối đá đen; Hòn Kẽm Đá Dừng, miền sông nước hùng vĩ với những bãi dâu, bãi ngô (bắp) xanh ngát.

 Cù Lao Chàm yên bình.
 

 Hoang sơ Khe Lim
 

 Biển Cửa Đại trong thời khắc chuyển giao ngày và đêm 

Đó cũng có thể là Hố Giang Thơm thơ mộng nhờ những dải đá nổi, chìm tạo ra những thác nước rì rào suốt ngày đêm; hồ Phú Ninh, công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước rộng, rừng phòng hộ hong sơ cùng hơn 30 đảo và bán đảo xinh đẹp; sông Thu Bồn, dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất này; hay bãi tắm Hà My, bãi biển Tam Thanh không những sự hoang sơ, sạch đẹp với cát trắng, rừng dương và không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.

Ngoài ra, đến Quảng Nam, bạn có thể tìm hiểu, tham quan hàng loạt làng nghề nổi tiếng của tỉnh, chiêm bái hàng loạt ngôi chùa cổ xưa hay khám khá phiên chợ chiếu duy nhất ở Quảng Na, tham quan nhà cổ Tân Ký, ghé cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc “săn” những mặt hàng độc giá rẻ, dạo chơi ở các KDL sinh thái như Thuận Tình, Cẩm Nam...


 Tháp Mỹ Sơn 

 Tháp Bằng An 

 Tháp Khương Mỹ 

2

 Phương tiện di chuyển 

  Bằng phương tiện công cộng  

Từ Đà Nẵng, bạn có thể mua vé xe khách, vé tàu lửa tại bến xe hay ga tàu để đến Quảng Nam. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, giá sẽ mềm hơn và dễ dàng dừng lại các điểm tham quan hơn.

  Bằng phương tiện cá nhân  

Đà Nẵng cách Quảng Nam không xa, vì thế bạn có thể chọn cách đến du lịch Đà Nẵng, sau đó thuê xe máy, phượt tham quan danh lam, thắng cảnh.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân (hay xe thuê) nên mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao tthông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng Google map để tiện di chuyển.

3

 Đến vào mùa nào? 

Bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Song nếu muốn tham gia các lễ hội của tỉnh như lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Bà Chiêm Sơn, Carnival Hội An, lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được, lễ hội Nguyên Tiêu hay lễ hội Đêm rằm phố cổ… bạn cần xem kỹ thời gian diễn ra lễ hội trước khi lên lịch trình tham quan và thời gian xuất phát.








 Kỳ bí Bàng Than 

4

 Lưu trú 

Trừ giá thuê phòng ở các khách sạn tại trung tâm phố cổ Hội An có giá khá cao, các khách sạn, nhà nghỉ quy ở bên ngoài một chút có giá tương đối ổn. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như khách sạn công đoàn, nhà nghỉ tỉnh ủy, Bình Minh, Tam Kỳ, Hải Sơn…
Ngoài ra, bạn có thể mang theo lều để cắm trại ở các bãi biển, các khu du lịch sinh thái.

5

 Đặc sản ẩm thực 

Các món ăn mà bạn nên thưởng thức ở Quảng Nam gồm mì Quảng Phú Chiêm (Điện Phương, Điện Bàn), Cao lầu (Hội An), Trà Lài Tam Kỳ, cơm gà Tam Kỳ, xí Mà (Hội An), bánh đậu xanh mặn (Hội An), bê thui Cầu Mống (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), chuối chát ngâm chua, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng Gia Cốc (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc), khoai lang Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình), bánh đập, bánh in, rượu ba kích.

6

 Mang gì khi tới Quảng Nam? 
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo bikini, khăn tắm lớn, váy maxi để đi biển.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.

 Hồ Phú Ninh  

7

 Các cung đường thường gặp: 
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại)
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại) - Quảng Ngãi (Sa Huỳnh - Lý Sơn)
Đà Nẵng - Quảng Nam ((Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại - Mỹ Sơn) - Huế
Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum

 Theo Infonet 


Du lịch chưa được lợi từ di sản xanh

Tràng An, di sản xanh hấp dẫn du khách bậc nhất miền Bắc. Ảnh: trần thanh.

Gần một tuần diễn ra tại Trung tâm VHNT Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội), Tuần văn hóa “Di sản xanh, nơi gặp gỡ giữa con người và thiên nhiên” được Bộ VH -TT&DL tổ chức với khá nhiều hoạt động, hội thảo nhằm giới thiệu thêm giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo của Việt Nam.

Đặc biệt là các di sản thiên nhiên đã được UNESCO công nhận di sản thế giới, và một số di sản đang đề nghị. Tuy nhiên, có lẽ hy vọng khá lớn cùng những di sản thiên nhiên (thường lớn cả về diện tích lẫn độ phong phú, đa dạng) đã chưa thể truyền tải được ở không gian của Trung tâm VHNT Việt Nam.

Cách bài trí đơn điệu ngoài phông ảnh chụp căng rộng đề tên các khu di sản xanh như Vịnh Hạ Long, Cù Lao Chàm, quần đảo Cát Bà… cùng một số hiện vật hay một số sản phẩm du lịch bày kèm theo chưa đủ sức giới thiệu khu di sản xanh đó có sức hấp dẫn đến nhường nào.

Trong khi đó, trong 3 khu nhà trưng bày triển lãm về di sản xanh trong tuần lễ liên tục có đám cưới, (lâu nay Trung tâm cho thuê làm điểm tổ chức ăn cưới). Vì vậy, các nghệ nhân, diễn viên biểu diễn rối nước dù có trống, nhạc, đối thoại lớn đến đâu cũng không át được tiếng…chạm cốc, một hai ba dô.

Cuộc hội thảo được chờ đợi có tên “Văn hóa trong bảo tồn và phát triển các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam” trong Tuần văn hóa di sản xanh.

Theo GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, Chủ tịch Ủy ban quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (UBQG MAB), giá trị cốt lõi của các khu dự trữ sinh quyển trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới là nơi gặp gỡ giữa con người và thiên nhiên, nơi thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Tổ chức cuộc hội thảo này trong khuôn khổ Tuần văn hóa di sản xanh, BTC kỳ vọng hướng tới sự phát triển các khu DTSQ thế giới ở Việt Nam với cách tiếp cận mới. Trong cách tiếp cận này, văn hóa vừa là mục tiêu đạt tới của tất cả các khu DTSQ, đồng thời là công cụ gắn kết giữa bảo tồn và phát triển.

Nhiều năm qua, Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) được các tỉnh, thành phố trên cả nước hưởng ứng. Năm nay, phía Nam có đua bò Bảy Núi, ngoài Bắc là dày đặc các hoạt động, lễ hội tổ chức tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Khu văn hóa du lịch Tràng An-Bái Đính (Ninh Bình), Ngày hội văn hóa Tây Bắc, Hòa Bình…

Chỉ trong vòng 10 năm, Việt Nam có 8 khu DTSQ được thế giới công nhận: Rừng ngập mặn Cần Giờ (TPHCM); vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước); quần đảo Cát Bà (Hải Phòng); đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, Kiên Giang, Tây Nghệ An; Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Mũi Cà Mau.

Ông Nguyễn Hoàng Trí, Tổng thư kí UBQG MAB Việt Nam cho biết, Việt Nam tham gia trong mạng lưới toàn cầu các khu DTSQ (hiện có 610 khu DTSQ của 117 quốc gia) đã tạo nên hình ảnh một Việt Nam năng động, sáng tạo và nhân văn. Tuy nhiên, việc bắt kịp những giá trị trí tuệ của nhân loại trong việc sử dụng các khu DTSQ như một cách thể hiện hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong phát triển bền vững đang còn là thách thức rất lớn mà chúng ta và thế hệ mai sau phải vượt qua.

Hầu hết các khu di sản và sinh quyển trên đều có thể tạo cơ hội hấp dẫn du lịch trong và ngoài nước, nhưng Việt Nam mới chỉ dừng ở góc độ bảo tồn. Trong khi đó, công tác bảo tồn thường gây mâu thuẫn với người dân- lực lượng luôn có ý định khai thác “vốn” trong các khu DTSQ.

Việc sử dụng, khai thác khôn khéo các “đặc sản” nổi tiếng từ các khu DTSQ để vừa phát triển du lịch sinh thái, vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương chưa có nhiều khả thi.

Ở một số nơi như Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Cà Mau… có các tổ chức, hộ gia đình tạo nên mô hình du lịch trải nghiệm (homestay) thu hút được lượng khách nước ngoài hoặc giới trẻ tham gia, nhưng mô hình nhỏ lẻ, không bền vững.

Còn ở khu DTSQ Tây Nghệ An có nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Thái-tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng lại chưa được đầu tư thỏa đáng, các tour du lịch đơn điệu, chưa hợp lý; năng lực dịch vụ kém, môi trường chưa sạch, đẹp…

Ông Nguyễn Viết Cách, Trưởng ban thư ký khu DTSQ châu thổ sông Hồng - khu DTSQ liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á dựa trên cơ chế đồng quản lý - cho hay, thực hiện theo cách đồng quản lý này có thể nhìn rõ mối liên kết khai thác, phát huy di sản khá hợp lý, như ở châu thổ sông Hồng có nền văn hóa đa dạng với nhiều loại hình kết hợp múa rối, hát dân gian, ca trù, chầu văn…mặt khác có thể dựng nên các tour tuyến du lịch kiến trúc nhà thờ, du lịch chùa chiền, tâm linh kết hợp du lịch trải nghiệm thiên nhiên… Thấy tiềm năng, nhưng chưa làm được. Đến nay hoạt động khai thác vẫn tự phát, mạnh ai nấy làm.

Trong 8 khu DTSQ kể trên, dễ điểm mặt được hai cái tên là Cù Lao Chàm và quần đảo Cát Bà đang là điểm đến của đông đảo người dân và du khách. Trong đó, năm 2013 UNESCO đang xem xét hồ sơ đề xuất công nhận Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Ông Đoàn Văn Cẩn, Ban quản lý quần đảo Cát Bà cho hay, Chương trình Kinh tế chất lượng đã được triển khai tại Cát Bà từ năm 2006 như: phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm, triển khai mô hình nuôi trồng thủy hải sản an toàn gắn với du lịch…Với một số thành tựu cùng những hành động thực hiện trong tương lai, Cát Bà sẽ tạo dựng được “thương hiệu”, điểm đến hấp dẫn, an toàn của một khu du lịch di sản xanh của du khách trong và ngoài nước.

Để bảo tồn di sản xanh, di sản thiên nhiên hay di sản văn hóa nói chung ở Việt Nam, có lẽ, cần sự quan tâm và cách làm cụ thể hơn.

HÀ CHÂU


Du lịch đe dọa môi trường

Tại hội nghị về “chính sách du lịch có trách nhiệm” do Tổng cục Du lịch tổ chức mới đây ở TP Đà Nẵng, một vấn đề được đa số đại biểu quan tâm là việc phát triển du lịch đã gia tăng sức ép với môi trường. Theo nhiều đại biểu, các điểm du lịch phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với môi trường tự nhiên.

Việc phát triển ồ ạt các bãi tắm du lịch đe dọa môi trường nước ven biển

Du khách quay lưng

Đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước là rất lớn. Không những góp phần tăng trưởng kinh tế, du lịch còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương, cải thiện đời sống và bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, sự tăng trưởng của du lịch cùng với xu hướng du lịch đại trà đã gây nên những tác động tiêu cực, riêng với môi trường là rất nặng nề. Thách thức lớn với những người làm du lịch và bảo vệ môi trường hiện nay là việc khai thác quá mức, bừa bãi những điểm du lịch đã dẫn đến ô nhiễm.

“Tài nguyên du lịch trên cả nước đang có nguy cơ suy thoái nhanh trước sự khai thác tự phát, phát triển nóng nhưng thiếu trách nhiệm. Trong đó, nhiều điểm du lịch, do khai thác sai mục đích đã dẫn đến sự tàn phá, ô nhiễm nặng nề khiến khách du lịch quay lưng” - ông Tuấn lo ngại.

Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam, cho rằng một trong những giải pháp phát triển du lịch bền vững là chú trọng đến môi trường sinh thái. Những tác động của việc phát triển du lịch tràn lan có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên địa phương như năng lượng, thực phẩm, đất, nước…

Theo ông Kenneth Atkinson, việc tăng cường hoạt động du lịch đã góp phần gây ô nhiễm không khí và rác thải, làm biến đổi cảnh quan do xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tiện nghi phục vụ du khách. Lượng khách du lịch đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm ngày càng tăng cũng có thể phá hoại bảo tồn thiên nhiên.

Cần có chế tài cụ thể

Trong một đánh giá tác động về môi trường, Chi cục Bảo vệ tài nguyên môi trường TP Đà Nẵng nhìn nhận việc phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi tự nhiên. Đơn cử, việc xây dựng các dự án du lịch, đường giao thông bên trong và lân cận khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã làm chia cắt sự liên tục của một số khu rừng. Theo chi cục, các hoạt động dịch vụ du lịch ở khu bảo tồn này cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường, mà trực tiếp là tác động đến hệ sinh thái động vật.

Một số mặt nước vùng ven bờ đã bị thu hẹp do phát triển du lịch biển gắn với các nhà hàng, khách sạn. Điều này cũng tác động đến chất lượng nước ven bờ, ảnh hưởng các hệ sinh thái dưới nước ở nhiều khu vực tại Đà Nẵng như Bãi Bụt, Hòn Sụp, Bãi Lở, Bãi Nam…

Ở các bãi biển Đà Nẵng, hệ thống nhà hàng, khách sạn mọc lên dày đặc. Vào mùa cao điểm du lịch, du khách đổ về rất đông, tác động không nhỏ đến môi trường nước khu vực ven biển. Dọc bờ biển từ Ngũ Hành Sơn đến Sơn Trà có hàng chục bãi tắm lớn nhỏ, mỗi ngày, hàng ngàn du khách đổ về tắm táp khiến môi trường nước không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng cần sửa đổi Luật Du lịch, nhất là chú trọng đến vấn đề quản lý nhà nước trong các hoạt động gắn với môi trường du lịch. Theo ông Bình, cần có chế tài hợp lý, cụ thể với các điểm đến du lịch để ngăn chặn những tác động xấu lên môi trường.

Gắn du lịch với sinh thái

Tại Quảng Nam, ngành du lịch đã và đang triển khai những sản phẩm du lịch gắn kết với hệ sinh thái tự nhiên để giảm thiểu tác động đến môi trường. Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết du khách đang nhắm tới những điểm du lịch bền vững, không ô nhiễm. Vì thế, tỉnh đã mở những sản phẩm du lịch gắn với văn hóa địa phương, du lịch sinh thái, làng quê… Mới đây, Quảng Nam đã mở các tour du lịch như homestay Mỹ Sơn, du lịch cộng đồng Cơtu…

Những địa điểm du lịch hấp dẫn như Cù Lao Chàm được lãnh đạo địa phương tuyên truyền mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường. Sau khi khảo sát về những tác động do du lịch gây ra ở Cù Lao Chàm, chính quyền địa phương đã vận động người dân đi chợ với giỏ xách, không sử dụng túi ni-lông, du khách cũng được thuyết phục dùng túi giấy… Nhờ vậy, môi trường ở đây đã được cải thiện rõ rệt.


Hội An: Khách tham quan tăng gần 17%

Thành phố Hội An

Lượng khách tham quan khu phố cổ, di tích, các làng nghề đều tăng. Đặc biệt, khách tham quan Cù Lao Chàm tăng đột biến với 171.500 lượt trong khi cùng kỳ năm 2010 chỉ 55.000 lượt, còn trong năm 2012 chỉ 105.074 lượt.

Để thu hút được lượng khách trên, thành phố Hội An đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa đầu tư và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi, đặc biệt là du lịch Cù lao Chàm.

Ngoài ra, thành phố Hội An đã cho phép xây dựng mới 100 cơ sở lưu trú, gồm 10 khách sạn, 71 dịch vụ homestay (đây là hình thức du lịch mà du khách sẽ nghỉ ngơi và sinh hoạt với người dân địa phương ngay chính trong nhà của họ) và 19 biệt thự du lịch.

Bên cạnh đó, có 32 dự án du lịch đã hoàn thành đưa vào hoạt động nâng số cơ sở lưu trú toàn thành phố Hội An lên 105 cơ sở, với 4.350 phòng, đảm bảo nhu cầu lưu trú của du khách.

Năm 2013, thành phố Hội An tiếp tục được du khách thế giới bình chọn là điểm đến hấp dẫn. Cụ thể, tạp chí du lịch Wanderlust  (Anh) bình chọn danh hiệu “Thành phố được yêu thích nhất trên thế giới”, tạp chí Condé Nast Traveler  bình chọn “Điểm du lịch được yêu thích nhất châu Á”, tổ chức Định cư con người Liên Hợp Quốc tại châu Á (UN Habitat) bình chọn là “Thành phố cảnh quan 2013 của châu Á” và tạp chí TripAvisor  chọn bãi biển Cửa Đại là 1 trong 25 bãi biển châu Á được yêu thích.

 Minh Hoàng 

Từ khóa:du lịch , Hội An , phố cổ


Quảng Nam: Khách quốc tế chiếm 1/5 cả nước

Du khách tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Theo Sở VHTTDL Quảng Nam, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Nam trong năm đạt 3,4 triệu lượt khách. Trong đó khách quốc tế ước đạt 1,65 triệu lượt, tăng hơn 19%, chiếm gần 1/5 tổng lượt khách quốc tế của cả nước; khách nội địa ước đạt 1,75 triệu lượt, tăng 22%.

Tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 4.230 tỷ đồng.

Bên cạnh lợi thế có 2 di sản văn hóa thế giới và 1 khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm, để thu hút lượng khách đến tỉnh, Quảng Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa đầu tư và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi, đặc biệt là du lịch biển.

Trong năm 2013, Quảng Nam đưa vào khai thác hình thức du lịch cộng đồng tại làng Bhơ Hôồng 1 (xã Sông Kôn), làng Đhrôồng (xã Tà Lu); tổ chức tour tham quan tái hiện đường Hồ Chí Minh; lễ hội Festival Quảng Nam…


Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có 170 cơ sở lưu trú với 5.300 phòng, trong đó, 4 cơ sở được công nhận 5 sao, 13 cơ sở được công nhận 4 sao, 11 cơ sở được công nhận 3 sao...

Để tiếp tục thu hút khách trong những tháng cuối năm nay, ngoài việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc thù, tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, quy hoạch thêm các điểm du lịch mới, nâng cao chất lượng phục vụ, chú trọng việc chăm sóc và hỗ trợ du khách.

 Lưu Hương 


"Hòn ngọc" Cù Lao Chàm khởi sắc đón mùa Xuân mới

Một góc đảo Cù Lao Chàm. (Nguồn: TTXVN)



Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, thời tiết trên biển ở khu vực Cửa Đại, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) thường có sóng lớn nên việc ra thăm đảo Cù Lao Chàm gặp rất nhiều khó khăn.

Nhóm phóng viên cùng đoàn công tác của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam phải ra tận bán đảo Sơn Trà (thành phố Đà Nẵng) để lên tàu ra đảo.

Đảo Cù Lao Chàm cách đất liền gần 20km, nhưng phải mất gần hai tiếng đồng hồ vượt qua những con sóng lớn dữ dội, tàu mới cập cầu cảng Bãi Làng của đảo.

Cù Lao Chàm hiện ra với cuộc sống nhộn nhịp, hối hả của quân và dân trên đảo những ngày cuối năm. Đây là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp (thành phố Hội An), gồm có tám đảo là Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Đảo có 560 hộ dân với khoảng 3.000 người.

Ông Trần Tấn Dũng, Bí thư xã đảo Tân Hiệp cho biết những năm qua, đời sống của người dân trên đảo được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm.

Năm 2013, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của xã đạt 62 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thương mại chiếm tỷ trọng cao.

Trong lĩnh vực ngư nghiệp, nhờ giá trị thương phẩm cao, ngư dân linh hoạt trong tổ chức sản xuất theo từng vụ cá nên thu nhập ổn định. Tổng sản lượng hải sản khai thác trong năm 2013 của đảo đạt 900 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu đạt gần 700 tấn.

Những năm gần đây, Cù Lao Chàm trở thành một trong những "điểm sáng" trên bản đồ du lịch của Việt Nam.

Từ khi đảo Cù Lao Chàm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, lượng khách du lịch tới đảo tăng đột biến.

Năm 2013, tổng lượt khách đến thăm quan đảo đạt gần 170.000 lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 1/3.

Chính quyền xã Tân Hiệp hướng dẫn người dân cách làm du lịch bền vững, gắn với bảo tồn sự đa dạng hệ sinh thái trên đảo. Toàn xã đảo hiện có gần 100 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Là chủ một nhà nghỉ tại Bãi Chồng trên đảo, chị Đặng Thị Sương cho biết mấy năm nay lượng khách lưu trú tăng cao do môi trường tự nhiên trên đảo vẫn giữ được những nét hoang sơ, giá cả dịch vụ hợp lý.

Trong dịp Tết, nếu biển lặng thì lượng khách ra đảo sẽ rất nhiều, nhất là khách nước ngoài.

Những ngày thường, chỉ có một chuyến tàu chở hàng hóa từ đất liền ra đảo nhưng riêng dịp cuối năm tăng lên ba chuyến mỗi ngày, phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của bà con.

Những ngày này, tại các thôn trên đảo đều tràn ngập sắc Xuân với những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay trên những con đường; những chậu hoa cúc, hoa mai rực rỡ khoe sắc trước cửa những ngôi nhà của người dân.

Vừa mua được chậu quất ưng ý sai trĩu quả đặt trang trọng giữa nhà, anh Nguyễn Văn Hiệp ở thôn Bãi Làng phấn khởi nói: "Năm nay tôi đi biển có thu nhập ổn định nên cuộc sống gia đình được nâng lên, đủ điều kiện để lo cho con cái đi học. Hy vọng sang năm mới 2014, biển sẽ lặng hơn để bà con vươn khơi xa khai thác được nhiều hải sản."

Theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Hiệp, năm 2014, xã tiếp tục lấy khai thác hải sản làm kinh tế chủ lực để phát triển, gắn khai thác hải sản phục vụ du lịch với bảo tồn hợp lý các loài thủy sản đặc trưng.

Xã phấn đấu kinh tế tăng trưởng hơn 15%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28 triệu đồng/năm, tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 1.000 tấn và đón khoảng 200.000 lượt khách tới tham quan.

Chính quyền và nhân dân xã quyết tâm xây dựng đảo Cù Lao Chàm thành một xã đảo năng động về phát triển du lịch, xứng tầm một Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Chúng tôi đã đến thăm các chiến sỹ Tiểu đoàn 70 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam) và Đồn biên phòng Cù Lao Chàm (Bộ Chỉ quy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam) - hai đơn vị nòng cốt bảo vệ an ninh biên giới biển đảo và nhận thấy không khí đón Tết ở đây thật rộn ràng.

Tại Đồn biên phòng Cù Lao Chàm, các chiến sỹ đang bận rộn rửa những tàu lá chuối, lá dong, mổ lợn để gói bánh chưng, bánh tét.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Mỹ, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cù Lao Chàm, năm nay các chiến sỹ trong đơn vị gói rất nhiều bánh chưng, bánh tét, ngoài để dùng trong ba ngày Tết còn dành tặng các hộ nghèo trên đảo để chia sẻ niềm vui đón Xuân mới với bà con.

Theo lãnh đạo hai đơn vị, tất cả cán bộ chiến sỹ đã thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo 70% quân số thường trực trong ngày Tết và sẵn sàng chiến đấu.

Đại úy Phạm Văn Phước, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 70 cho biết cn bộ chiến sỹ trong đơn vị luôn xác định đồn là nhà, biển đảo là quê hương, vững chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, cùng nhân dân trên đảo tổ chức nhiều hoạt động đón Xuân mới thật vui tươi, ấm cúng.

Một mùa Xuân mới lại về trên đảo Cù Lao Chàm. Với sự quyết tâm của quân và dân nơi đây, chắc chắn xã đảo sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, tỏa sáng như "một hòn ngọc" giữa biển Đông./.


Mở rộng không gian du lịch tại đảo Cù Lao Chàm

Nhiều bãi cát hoang sơ ở Cù Lao Chàm chưa được khai thác hết tiềm năng du lịch

Việc mở rộng không gian du lịch tại xã đảo này (nơi có Khu dự trữ sinh quyển thế giới) đi kèm với yêu cầu tổ chức thêm một số dịch vụ để phục vụ du khách ra đảo.

Với nhiều lợi thế tự nhiên, trong đó có các bãi tuyệt đẹp và hoang dã như bãi Hương, bãi Chồng, bãi Xếp, bãi Làng… nhưng địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Tuy nhiên, trở ngại đầu tiên trong việc mở rộng không gian du lịch tại đây chính là tình trạng phụ thuộc vào hệ thống điện từ nguồn máy phát diezel, mỗi ngày hoạt động khoảng 6 giờ.

“Ngoài ra, với không gian tại các bãi khá hẹp chừng 50 - 70 m, chúng tôi cũng rất lo về nguy cơ phá vỡ cảnh quan Cù Lao Chàm”, ông Giảng nói thêm.

Trước mắt, chính quyền địa phương yêu cầu xã đảo Tân Hiệp và các ngành chức năng khẩn trương hoàn chỉnh phương án tổ chức tuyến tham quan, vị trí các điểm dừng chân trên đảo… để phê duyệt, đầu tư. Riêng một số điểm dừng chân sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 5.2014.

Tại những bãi tắm hiện có (bãi Ông, bãi Chồng, bãi Bấc), địa phương tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ; đồng thời, tổ chức hoạt động dịch vụ tại một số bãi tắm mới ở bãi Ruộng, bãi Nần, bãi Xếp.

 Tin, ảnh : H.X.Huỳnh 


9 sản phẩm du lịch mới ở Quảng Nam

Đó là, tắm khoáng hồ Phú Ninh; không gian Nhà Việt Vinahouse; bảo tàng Điện Bàn; khu du lịch sinh thái nhà vườn Triêm Tây; làng du lịch cộng đồng sinh thái Trà Nhiêu; "tái hiện 1,3km đường mòn Hồ Chí Minh"; tour tham quan hang Yến (Cù Lao Chàm); du lịch cộng đồng Cẩm Thanh, Hội An; làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, Bhoong, Droong.

Ngoài việc quảng bá sản phẩm, Sở VHTT&DL Quảng Nam sẽ phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội trong việc liên kết đưa khách du lịch đến Quảng Nam cũng như đưa khách từ Quảng Nam ra Hà Nội.


Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ các điểm đến du lịch

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, hầu hết các đại biểu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng du lịch và đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch trong thời gian tới như xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng; xây dựng thêm các điểm du lịch, tham quan vui chơi giải trí; tăng cường sự liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận; Xây dựng sản phẩm hàng lưu niệm mang tính đặc trưng riêng của địa phương; Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu du lịch...

  Thảo Nguyên  


Đầu Xuân luận chuyện yến sào

Phân xưởng sơ chế của Cty Yến sào Khánh Hòa

Lần theo cánh yến, câu chuyện về thưởng thức yến sào, khai thác yến sào và đầu tư nuôi yến đầu xuân này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết!

 Kỳ 1: Đệ nhất bát trân 

Cổ sử triều đình Trung Hoa ghi lại từ hàng nghìn năm trước, món yến sào đã được gọi là “nhất phẩm bát trân”, tức món đầu bảng trong 8 loại thức ăn quý nhất chỉ dành cho các bậc đế vương và khoản đãi đại khách, được các danh y xác nhận có công dụng đặc biệt bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, trau chuốt dung nhan, thậm chí… cải lão hoàn đồng!

 Lộc trời bất tận  

Khi yến sào được đưa vào các phòng thí nghiệm hiện đại, kết quả phân tích hoạt chất khiến giới khoa học thời nay không khỏi sửng sốt về trình độ thưởng lãm của cổ nhân. Không phải ngẫu nhiên mà giá yến sào xưa nay vẫn đắt như vàng trắng về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Mùa khai thác yến sào.

Tại tâm điểm giao dịch yến sào thế giới đặt tại Hồng Kông - nơi không hề khai thác hoặc sản xuất yến sào nhưng có khả năng tiêu thụ và phân phối yến sào khổng lồ, hằng ngày mỗi biến động của bảng giá yến sào đều được cập nhật và chăm sóc kỹ.

Yến sào thiên nhiên từ Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam liên tục chảy về đây, mức giá lên tới cả chục nghìn USD/kg đối với yến huyết- mặt hàng yến sào quý nhất.

Trên chiếc ca nô cưỡi sóng sầm sập đi tham quan hang Tò Vò chi chít tổ yến ngoài khơi huyện đảo Cù Lao Chàm ( Hội An- Quảng Nam), tôi được nghe những câu chuyện thú vị về chim yến từ các chuyên gia yến đảo.

Theo các chuyên gia nghiên cứu điểu học: có 95 loài chim yến sống khắp nơi trên thế giới, riêng ở Việt Nam chim yến cho tổ ăn được có hàng chục giống khác nhau thuộc 2 phân loài: yến đảo (Aerodramus fuciphagus germani), và yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus) .

Ở nhiều nước châu Á, hầu hết các đảo yến được chính phủ khoán cho tư nhân khai thác bằng những hợp đồng thắng thầu thời hạn vài ba năm. Mục tiêu lợi nhuận khiến họ đua nhau khai thác yến sào triệt để, không quan tâm gì đến trách nhiệm bảo tồn đàn Yến.

Hậu quả là yến đảo của Ấn Độ và Srilanka hầu như biến mất. Trong khi đó, nguồn tài nguyên yến sào Việt Nam đều đều phát triển khắp các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Cà Mau, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước. Trong đó, tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa với sản lượng yến sào dẫn đầu cả nước.

 Xứng danh “nhất phẩm”  

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, thạc sỹ Lê Hữu Hoàng - Tổng Giám đốc Cty Yến sào Khánh Hòa cho biết: Năm 1990 khi mới thành lập, Cty chỉ quản lý 8 hòn đảo có 40 hang yến.

Sau nhiều năm áp dụng các bí quyết nhân đàn, di đàn, hiện nay với 4.585 lao động thạo nghề, Cty không chỉ sở hữu khai thác trên 160 hang yến thuộc 32 đảo yến trong vùng biển Khánh Hòa mà còn liên doanh, liên kết đầu tư khai thác yến sào với các tỉnh bạn.

Có 3 nhà máy tinh chế và sản xuất nước yến sào cao cấp cho ra gần 60 triệu sản phẩm/năm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các nước châu Mỹ, châu Á. Năm 2013, Cty doanh thu 3.150 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 324 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 7,6 triệu đồng/người/tháng.

“Mỗi lần trèo lên vách đá chót vót đều là một cuộc mạo hiểm tính mạng, nên đã lên tới nơi thì tổ nào cũng đục, hất bỏ hết trứng lẫn chim non chưa biết bay”.

Ông Trần Chi

Trong nhiều năm liền, tổ chức CITES - Cơ quan thực thi Công ước quốc tế về các loài động vật quý hiếm đã đánh giá Cty Yến sào Khánh Hòa là nhà quản lý khai thác, phát triển bền vững yến sào tốt nhất Đông Nam Á. Năm 2014, Cty tiếp tục hoàn tất đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam”.

Đáng mừng, là các loài chim yến tiết dịch làm tổ tạo ra yến sào chất lượng tốt nhất đều có ở Việt Nam. Trong các loại yến sào, giá trị cao nhất thuộc về loại yến huyết màu đỏ hồng như máu, rồi đến yến hồng có màu da cam, yến quang màu trắng ngà, yến thiện màu trắng đục. Sau đó mới tới yến bài, yến địa, yến vụn, yến muối, yến chảy. Mỗi ký yến sào có từ 80 - 100 chiếc tổ yến.

Giá cả tùy loại, hiện chênh lệch từ 35-231 triệu đồng/ ký. Ngoài khơi Nha Trang có 1 trong số 20 hang yến thuộc Hòn Nội đạt các tố chất thạch nhưỡng đặc biệt nào đó khiến tỷ lệ tổ yến huyết- loại tổ quý giá nhất trong tất cả các loại yến sào- nhiều vụ thu hoạch đạt tới 100%. Đây là hiện tượng rất hiếm ở hầu hết các hang đảo yến sào trong thiên nhiên.

Nhiều nhà hàng, khách sạn hạng sang hiện nay trên cả nước có bán món súp yến, chè yến, yến chưng với giá từ 160.000đ - 500.000đ/1 chén nhỏ.

 Đời người gắn vớiđảo chim 

Lớn lên trong một gia đình có tới 3 đời gắn bó với nghề khai thác yến sào, gần 30 năm làm việc ở các đảo xa, ông Võ Văn Cam đội trưởng Đội Kỹ thuật của Cty kể 22 thành viên trong đội thường xuyên xa nhà theo chiến lược liên kết phát triển hang yến đảo của Cty, ra tận các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nhờ đầu tư kỹ thuật tốt, sản lượng yến ở Côn Đảo, Ninh Thuận và Phú Yên ngày càng tăng nhanh. Công tác an toàn lao động cho công nhân hiện rất chu toàn, đầy đủ, trang thiết bị toàn loại tốt nhất.

Ở nhiều nơi khác, yến sào cũng đem lại thu nhập tốt cho công nhân làm việc trong ngành này. Sản lượng yến sào Cù Lao Chàm (Hội An) dù chỉ đạt khoảng 1,3 tấn/năm nhưng do thương hiệu đã ổn định, giá bán lẻ trong nước loại yến sào vụn rẻ nhất vẫn đạt 50 triệu đồng/kg.

Còn giá xuất khẩu bình quân mỗi ký yến sào của Cù Lao Chàm lên tới 5.500 USD/kg, là nguồn thu ngân sách đáng kể của xã đảo. Lần ghé thăm Cù Lao Chàm mới đây, tôi tình cờ được dự lễ cúng tổ Nghề Yến tưng bừng vui nhộn, và nghe thành viên Đội Quản lý-Khai thác yến Cù Lao Chàm phấn khởi tiết lộ nghề khai thác yến đã cho họ mức thu nhập bình quân không dưới 150 triệu đồng/người/năm.

Cụ Trần Chi trên 90 tuổi ở huyện đảo Vạn Ninh ( Khánh Hòa) hồi tưởng: Tới nay không tính hết đã có bao nhiêu thế hệ trai tráng họ Trần quanh vùng biển này gắn đời mình với đời yến. Nhiều thập niên trước năm 1975, nghề đục yến thuê cho các ông chủ người Hoa trúng thầu đảo yến đồng nghĩa với cảnh đời hẩm hiu, sống nay chết mai giữa muôn trùng sóng gió.

Chuyện gãy thang, rớt đá, vỡ đầu nát thây là tai nạn thường tình, xã hội không cần quan tâm. Mỗi lần trèo lên vách đá chót vót đều là một cuộc mạo hiểm tính mạng, nên đã lên tới nơi thì tổ nào cũng đục, hất bỏ hết trứng lẫn chim non chưa biết bay.

Giờ nghe con cháu kể chuyện làm nghề khác xưa quá. Công nhân yến sào được chăm lo bảo hiểm đủ thứ, cuộc sống sung túc, chim không bị diệt mà còn được nhân đàn. Giới bình dân giờ cũng có thể ăn yến, uống yến được. Thật đáng mừng!

Sẵn bờ biển dài, khí hậu ôn hòa, môi trường thuận lợi, nhiều hang động và chủng loại yến sào quý giá cùng hàng vạn lao động thạo nghề, Việt Nam hoàn toàn đủ cơ hội trở thành cường quốc yến sào, nếu nhà nước kịp thời đưa ra chủ trương chính sách đúng đắn, quy hoạch hợp lý ngành nghề đầy triển vọng này. (Còn nữa)

Theo TS. Ngô Thị Kim, Viện Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, kết quả phân tích cho thấy, yến sào rất giàu nguyên tố đa, vi lượng và khoáng chất, 18 loại acid amin hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine v.V…

Chúng có tác dụng phục hồi nhanh chóng tổn thương vì nhiễm xạ hay hóa chất, kích thích sinh trưởng hồng cầu, năng lượng cao nhưng cơ thể dễ hấp thụ, đặc biệt tốt để phát triển thể chất cho trẻ em, bồi bổ thần kinh, kích thích tiêu hóa, giúp làm đẹp da, chống lão hóa cho người cao tuổi.…


Dẹp bao nylon Cù Lao Chàm, đi xe đạp phố cổ

Chuyện ông Nguyễn Sự đi làm bằng xe đạp vào ngày 20.2 để “khai trương” cho “dự án” cán bộ, công chức của thành phố Hội An đi làm bằng xe đạp được báo chí ghi nhận như một sự kiện.

Con người Nguyễn Sự luôn tạo ra sự kiện và sự kiện nào cũng độc đáo, thu hút dư luận và mang lại hiệu quả thiết thực cho vùng đất Hội An cổ kính. Mới đây, ông đưa ra chủ trương cán bộ, công nhân viên chức đi làm bằng xe đạp, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch.

Với thành phố nhỏ như Hội An, việc đi làm bằng xe đạp rất hợp lý, vì ở đây đã có phố đi bộ, phố không động cơ. Với quãng đường trên dưới 3km, đường phố không đông đúc chen lấn, đi lại bằng xe đạp rất thuận tiện. Mỗi ngày vừa đi và về hai vòng, tính ra một người đã kết hợp tập thể dục bằng môn đạp xe được 12km. Một công đôi việc.

Tuy nhiên, một chủ trương dù hay đến mấy, cũng sẽ có người không đồng tình. Ví dụ, không thể bắt buộc mọi người đi làm bằng xe đạp, vì đi bằng phương tiện gì là quyền cá nhân của họ. Chính quyền chỉ nên khuyến khích, kêu gọi, động viên, tuyên truyền. Chính những lợi ích tạo ra từ việc đi xe đạp mà cộng đồng thực hiện, sẽ có sức thuyết phục để mọi người cùng tham gia.

Còn nhớ 5 năm trước, cũng với sáng kiến dẹp bao nylon ở Cù Lao Chàm, ông Sự đã biến hòn đảo và bãi biển này thành một điểm du lịch nổi tiếng. Có không ít ý kiến khẳng định Cù Lao Chàm là hòn đảo xanh và sạch nhất nước. Chuyện cái túi nylon, ở nơi nào cũng hô hào tẩy chay, nhưng chỉ duy nhất một nơi làm được, đó cũng là công của ông Nguyễn Sự. Còn nhiều việc khác nữa, hình như, những thay đổi tích cực của Hội An đều có dấu ấn Nguyễn Sự.

Vì sao ông Nguyễn Sự nói gì dân cũng nghe, cũng sẵn sàng làm? Phần lớn người dân Hội An cho rằng, vì ông Sự hết lòng vì dân. Ông Sự là người liêm khiết. Dân nói đố có sai.

Ông Nguyễn Sự làm việc và làm gương cho cấp dưới, cho người dân thành phố quê hương ông, nhưng có lẽ ông cũng làm gương cho nhiều người có vị trí lãnh đạo như ông. Làm lãnh đạo, nói là làm, hứa là thực hiện, hy sinh lợi ích cá nhân, chịu khổ cùng với dân, gần dân, thương dân, kính dân.

Làm lãnh đạo, đưa ra một chủ trương thì mình phải là người tiên phong thực hiện. Nếu như ông Sự đưa chủ trương đi xe đạp mà ông cứ ngồi xe hơi hoặc đi xe máy thì nói ai tin?

Ông Sự hay ông nào đó kêu gọi chống tham nhũng mà bản thân nhúng chàm thì nói ai tin?!


Cao lầu phố Hội

Vậy nên, trong chuyến du lịch Đà Nẵng, tôi đã dừng lại ở một quán nhỏ ven sông Thu Bồn, gọi cao lầu, cá cu nướng - để thưởng thức tinh hoa ẩm thực phố cổ. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến cao lầu, món ăn đơn giản chỉ là những cọng mì trộn với ít thịt xíu, nước xíu, giá, rau nhưng ngon tuyệt.

Những người Hội An nói trước đây sợi mì tạo nên danh tiếng cho món cao lầu được làm rất công phu. Đó là gạo thơm ngâm nước tro lấy từ củi ở Cù Lao Chàm, rồi lọc kỹ, xay thành bột. Nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ có từ ngàn năm, nước ngọt tự nhiên và không bị nhiễm phèn. Xay gạo xong rồi phải bồng gạo nhiều lần cho bột dẻo, khô, sau đó cắt miếng, xắt sợi, đem hấp, phơi khô mới ra sợi mì.

Tôi không nghĩ món cao lầu mình ăn ở cái quán nhỏ ven sông Thu Bồn có thể được xử lý tinh tế như thế, nhưng quả thật nó rất ngon. Nhìn những sợi mì nuột nà xếp gọn ghẽ trong tô, thực khách có thể thấy ngay được sự kỹ lưỡng của người chế biến. Đó là loại mì được làm thủ công, không chất bảo quản, có màu ngà của gạo lức chứ không phải màu nhuộm hóa chất, khi cắn vào có thể cảm nhận được vị hơi giòn, dẻo, thơm. Ăn chung với mì là da heo chiên giòn và thịt xíu, ngon nhất là loại thịt heo cỏ, vừa săn chắc, vừa mỏng da nhiều nạc. Thịt được ướp với ngũ vị hương và gia vị, để thấm rồi cho vào chảo dầu chiên vàng, đổ nước ướp vào rim lửa nhỏ cho nước cạn, sau đó thêm nước lèo (nấu từ xương) vào rim tiếp đến khi thịt thật thấm, lấy ra xắt mỏng. Phần nước để lại, dùng trộn chung với mì khi ăn.

Làm nên nét tinh tế cho hương vị cao lầu còn phải kể đến rau ăn kèm. Đó là những cọng giá, húng, quế, ớt xanh... Nhỏ xíu, thơm ngát, được lấy từ làng rau Trà Quế nổi tiếng miền Trung. Trà Quế chỉ cách Hội An khoảng 3km, được bao bọc bởi hai nhánh sông Đế Võng và Đầm Rong nên rau vùng này lúc nào cũng xanh tốt, ngon và sạch. Không chỉ riêng cao lầu, rất nhiều món ngon của Hội An làm say lòng du khách cũng từ những cọng rau be bé xinh xinh này, như cá cu hấp, cơm gà... Một ít rau để trong tô cao lầu và thêm một dĩa rau bên ngoài, chỉ nhìn dĩa rau xanh mướt đã thấy bao tử “dậy sóng”.

Cao lầu chỉ đơn giản vậy, nhưng thưởng thức món ăn này ở những nơi khác, tôi vẫn không thấy ngon bằng cao lầu ở cái quán bên sông Thu Bồn mà tôi từng ăn vào một chiều mưa, giữa khung cảnh rất yên bình. Dường như khi rời khỏi phố Hội, không còn hương Trà Quế rất gần, không còn nước giếng Bá lễ tinh khiết, món ăn đã ít nhiều phai nhạt. May mà Hội An vẫn là xứ du lịch, nên những khi đến phố cổ, tôi vẫn dành thời gian ghé quán, gọi một phần cao lầu và cá cu nướng, ăn kèm với rau Trà Quế. Món ngon vùng miền là vậy, bạn phải đến tận nơi, thưởng thức đúng hương vị, mới cảm nhận được hết sự tinh túy của món ăn.

  Mỹ Thuật 


Chăm sóc sức khỏe quân dân nơi đảo tiền tiêu Cù Lao Chàm



Đảo Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, nằm cách đất liền khoảng 20km. Trên đảo hơn 500 hộ dân với khoảng 3.000 nhân khẩu cùng lực lượng quân đội là Tiểu Đoàn 70 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam) cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đứng chân.

Với yêu cầu cấp thiết việc khám chữa bệnh cho quân và dân trên đảo, Phòng khám quân dân y kết hợp trên đảo Cù Lao Chàm (sau đây gọi tắt là Phòng khám) được thành lập từ năm 2005, có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn mọi bề. Lực lượng y, bác sỹ tại đây chủ lực vẫn là cán bộ của Sở Y tế Quảng Nam cử ra đảo kết hợp với lực lượng quân y của Tiểu đoàn 70 và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam.

Do điều kiện còn nhiều khó khăn nên ban đầu Phòng chỉ đảm nhận xử lý được những bệnh lý thông thường và phẫu thuật nhỏ. Những ca bệnh nặng, trung phẫu đều phải chuyển vào đất liền để chữa trị nên công tác khám chữa bệnh cho quân và dân trên đảo còn nhiều hạn chế.

Chăm sóc các ngư dân gặp nạn trên biển. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN


Tuy nhiên, với những nỗ lực của các cơ quan chức năng, thời gian gần đây Phòng khám đã được tăng cường thêm lực lượng y bác sỹ từ đất liền ra cùng với trang thiết bị hiện đại hơn. Phòng khám đã thực hiện khám chữa bệnh những ca bệnh nặng. Trung bình mỗi năm, Phòng khám đã khám chữa bệnh cho hàng ngàn lượt bệnh nhân là quân và dân trên đảo, trong đó có cả khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng tại đảo, trong đó điều trị nội trú cho hàng trăm bệnh nhân.

Là địa phương có lượng khách du lịch lớn, nhất là khi Cù Lao Chàm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trung bình mỗi năm Cù Lao Chàm đón khoảng hơn 150.000 lượt người.

Do đảo chưa chủ động về nguồn điện lưới mà phụ thuộc vào nguồn điện từ máy nổ, cứ đến khoảng 21 giờ 30 phút hàng đêm là mọi người phải tắt đèn đi ngủ, nên công tác khám chữa bệnh vào ban đêm gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đảo còn khó khăn là trang thiết bị như máy gây mê, máy hút dịch… thường bị hơi nước mặn nhanh chóng làm hư hỏng nhưng chưa có máy dự phòng. Đồng thời, vào mùa biển động, tàu thuyền ra vào đảo cực kỳ khó khăn, chính vì vậy nếu những người dân bị bệnh nặng phải vận chuyển vào đất liền điều trị lại càng gặp khó khăn gấp bội.

Để khắc phục những khó khăn trên, nhằm nhanh chóng đảm bảo công tác khám chữa bệnh, từ năm 2013, Sở Y tế Quảng Nam đã tăng cường một tổ y tế 3 người (gồm 1 phẫu thuật viên, 1 gây mê và 1 bác sỹ điều trị) tăng cường cho Cù Lao Chàm trong mùa biển động (từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12 hàng năm). Theo sự phân công của Sở Y tế Quảng Nam, các bệnh viện như Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, Bệnh viện Đa khoa Điện Bàn và Bệnh viện đa khoa Hội An liên tục bố trí nhân lực để tăng cường cho Cù lao Chàm trong mùa biển động.

Xã Tân Hiệp trên đảo Cù Lao Chàm nhìn từ trên cao. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN.


Cù Lao Chàm không những là Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới, là nơi du khách trong và ngoài nước yêu thích, mà đây còn là địa điểm chiến lược trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe quân và nhân dân trên đảo được đảm bảo sẽ góp phần giúp nhân dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, giúp cho bộ đội trên đảo chắc tay súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nguyễn Sơn


Hội An mở thêm điểm trưng bày yến sào Cù lao Chàm

Đại diện chính quyền Hội An chứng kiến khai trương điểm trưng bày yến sào Cù lao Chàm.

Nhiều dạng sản phẩm từ yến đều được trưng bày và bán tại đây, như rượu yến, tai yến, chè yến…

Hai điểm trưng bày đã có trước đây về yến sào, là văn phòng đội quản lý tại đường Nguyễn Thái Học (Hội An) và bãi Ông (Cù lam Chàm, Tân Hiệp, Hội An).

Đây được xem là động thái nằm trong chương trình đẩy mạnh quảng bá sản phẩm yến sào Cù lao Chàm của chính quyền Hội An, nhằm giới thiệu rộng rãi hơn với cộng đồng những giá trị chất lượng mà sản phẩm yến tại đảo Cù lao Chàm mang lại.


Bí thư thành ủy sẵn sàng cho mượn tiền mua xe đạp

Từ ngày 15.11, thêm nhiều túi nilon phải chịu thuế Túi nilon: Quản lý, chứ không phải cấm tiệt

Theo nhận định của ông Nguyễn Sự - bí thư thành ủy Hội An thì Hội An là thành phố du lịch và chủ trương của thành phố là xây dựng Hội An thành thành phố du lịch - sinh thái – môi trường, vì vậy việc hạn chế bớt tiếng ồn trong đô thị luôn là yêu cầu cấp thiết và đó cũng là thực tế của Hội An bây giờ.

Bởi, Hội An đất chật, người đông, tình trạng xuống cấp của phố cổ, rồi phương tiện giao thông nhiều, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng lớn.

Ông cho rằng việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông... Chúng tôi phải đi trước để bảo vệ phố cổ, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của chính người dân mình".

Sau khi họp xong ở Cửa Đại, mặc dù đoạn đường từ đây về Thành ủy hơn 7km, nhưng ông Sự vẫn kiên trì đi xe đạp

Chính vì vậy, ông nói: "Hơn ai hết, tôi là người con của vùng đất Hội An, tôi thấu hiểu được điều này. Việc phát động chủ trương cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp không những rèn luyện sức khỏe cho cán bộ, tiết kiệm được kinh tế, bảo vệ môi trường mà còn thể hiện thái độ văn minh, lối sống hiện đại trên phương diện tinh thần".

Cho nên nếu không muốn thực hiện thì cũng không nên dựa vào bất kỳ lí do nào từ kinh tế, xã hội: "Đã là cán bộ thì anh không thể nghèo đến nỗi không sắm được chiếc xe đạp chừng trên dưới 1 triệu đồng. Còn nếu như cán bộ, công chức nào thật sự không sắm được thì đích thân tôi sẽ cho mượn tiền, mặc dù tôi không giàu. Nhưng tôi nghĩ cán bộ không đến nỗi nghèo vậy đâu, xe đời mới 30 – 40 triệu đồng còn sắm được huống chi một chiếc xe đạp".

 Người hành động 

Trước đó, ngày 24/3/2011, ông Sự được trao Giải thưởng Phan Châu Trinh, một giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh các công trình nghiên cứu văn hóa đặc sắc; tổ chức đào tạo và phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam và thế giới.

Tên tuổi của ông Nguyễn Sự đã gắn liền với sự thành công của Hội An trong việc bảo tồn và phát triển một đô thị cổ trong thời hiện đại.

Nhiều năm trước, ông ra đảo Cù Lao Chàm, thấy dân trên đảo vẫn chặt cây rừng về làm củi đun. Ông vận động mọi người làm than tổ ong để nấu, có vậy mới giữ được rừng. Ông còn kêu gọi mọi người bỏ thói quen lên núi xuống biển đi vệ sinh.

Người dân Cù Lao Chàm ra tay thu dọn rác và nilon

Nhưng có một món quà mà chính ông cũng không ngờ lại tới với Cù Lao Chàm từ một quyết sách: bỏ túi nilon.

“Hồi đó, túi nilon phát triển mạnh lắm. Sáng sớm, người dân Cù Lao Chàm đi chợ, mua cà phê sáng cũng bỏ vào bao nilon mang về nhà, nhưng làm sao mà cấm họ. Phải vận động. Thực ra mà nói, việc gì nếu hợp lòng dân thì khó bao nhiêu cũng làm được”, ông Sự nhớ lại.

Ông họp toàn bộ 500 dân trên đảo lại rồi thuyết phục. Rằng, tài nguyên đất nước không thể nói chung chung được. Phải bỏ túi nilon thôi để giữ biển, giữ rừng sạch. Nói xong rồi ông hỏi, bà con có làm được không. Người dân đồng thanh được.

Sau buổi họp, hơn ngàn chiếc giỏ đi chợ được phát cho từng người dân. Còn có thêm cặp lồng để mua đồ nước như cà phê.

“Bây giờ, thấy ai cầm túi nilon là người dân phê bình liền. Đã bốn năm rồi, Cù Lao Chàm không xài túi nilon. Đó là hòn đảo duy nhất của đất nước này không xài túi nilon. Túi nilon không xài nữa thì biển trong lành trở lại. Nó không quấn vào san hô. Bữa nay san hô phát triển trở lại gần bờ rồi. Có những bãi lội nước đến đầu gối là có thể nhìn thấy san hô”, ông Sự nói.

 Thái Linh  (Tổng hợp) 

Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung: Huy động 162 tỷ đồng trong 5 năm



Theo ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quỹ TTMT, trong năm năm qua, quỹ đã xây dựng và đưa vào hoạt động được 70 công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai. Trong đó, có 12 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 14 trạm y tế và 13 nhà sinh hoạt cộng đồng. Đáng chú ý, có nhiều công trình được xây dựng ở các huyện biển đảo như Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận); thành lập, trang bị và tổ chức tập huấn cho 60 đội xung kích cứu hộ với gần 500 đội viên xung kích; chăm sóc và bảo vệ 86ha rừng phòng hộ ven biển, cứu trợ khẩn cấp hơn 10.000 suất quà...

Tại đêm giao lưu, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hoạt động của quỹ và kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đồng hành với quỹ trong việc thực hiện các chương trình nhằm giúp đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn khi gặp thiên tai, cũng như chủ động phòng tránh...


Nhiều hoạt động ý nghĩa tuyên truyền chủ quyền biển đảo

 Các đơn vị tham gia giao lưu văn nghệ. 
 Đội “Trường Sa” tham gia phần thi thyết trình về biển đảo. 

Các đơn vị đã tổ chức hội thi tìm hiểu biển đảo quê hương, trưng bày ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa và Cù Lao Chàm, đồng thời thăm tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo trên đảo. Đặc biệt, đêm văn nghệ với chủ đề “Khúc hát quê hương” đã thu hút hơn 800 lược người dân cùng cán bộ chiến sĩ trên xã đảo tham gia.

Nhân dịp này, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hội An và Đồn Biên phòng Cửa Đại và Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm đã ký kết chương trình phối hợp nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động chung giữa các đơn vị.

Huỳnh Chín


Quảng Nam đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút du khách



Để đạt mục tiêu này, ngành du lịch Quảng Nam tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ, cơ sở lưu trú, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống, phát triển các sản phẩm du lịch mới như: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề. Đặc biệt, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh chương trình mở rộng không gian du lịch ra ngoài các điểm đến truyền thống như Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm… để hướng vào các điểm du lịch sâu trong đất liền, gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái của đồng bào các dân tộc thiểu số. Quảng Nam ưu tiên khai thác các lợi thế so sánh để phát triển du lịch trên cơ sở kết hợp các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái giữa các vùng miền, các điểm du lịch truyền thống với du lịch dã ngoại nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, tăng chuỗi các giá trị sản phẩm du lịch.

Mặt khác tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục chương trình xây dựng khu du lịch đô thị phố cổ Hội An gắn với khu di tích Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm với các làng nghề truyền thống, các điểm di tích văn hóa, lịch sử…gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch làng nghề truyền thống với các loại hình, sản phẩm du lịch trong và ngoài tỉnh, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Nỗ lực trong công tác quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương, các vùng miền để thu hút du khách của ngành du lịch Quảng Nam bước đầu đã mang lại kết quả đáng ghi nhận. Từ đầu năm đến nay tỉnh Quảng Nam đã đón gần 85.000 lượt khách tham quan, lưu trú. Ngành du lịch Quảng Nam đang tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, tổ chức và phục dựng nhiều loại hình văn hóa dân gian, phát triển du lịch cộng đồng gắn với đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống của dân địa phương, của các làng nghề truyền thống để thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế./.

Người Chăm với những cuộc ra đi

Tôi rất thích cái tít báo Người Chăm An Giang và những cuộc ra đi của Nguyễn Hoàng Sông Hậu trên Tiền phong, 6/2001: “Trong ký ức của dân tộc Chăm là những cuộc ra đi… Nay vẫn thế, mặc dù người Chăm đa số đã định cư, nhưng cái tính chất kiểu như digan ấy vẫn cứ chảy trong đời sống người Chăm”.

Ra đi, không phải chỉ Chăm An Giang không thôi, mà còn cả Chăm Ninh Thuận. Họ đã in dấu chân mình không chừa từ vùng miền nào trên đất nước hình chữ S này. Ở xa thẳm lịch sử dân tộc, người Chăm làm những cuộc ra đi, từ rất sớm. Sớm, và cho tận đến ngày hôm nay. Chăm là dân tộc phiêu lưu theo nghĩa mạnh nhất của từ này.

Đầu thế kỷ thứ 5, Gangaraja sau vài năm trị vì, nhường ngôi cho cháu, để sang Ấn Độ. Đây là vị vua duy nhất của Đông Nam Á thuộc Ấn giáo đã vượt đại dương sang bờ sông Hằng. Từ đó tạo tiền đề cho bao cuộc ra đi khác, với nhiều mục đích khác.


Phụ nữ Chăm đội chiêt (giỏ) thuốc dân tộc

Vũ Ngọc Liễn cho rằng “Điệu la lăng vương ở Nhật không phải từ Trung Hoa truyền đến mà là nhạc của nước Lâm Ấp” (Tagalau 9) . Riêng kiến trúc và điêu khắc, người Chăm đã biết thâu thái từ nền kiến trúc của các nước láng giềng: Thái Lan, Khmer, Java, Indonesia… để sáng tạo nên nền kiến trúc kỳ vĩ của mình với rất nhiều phong cách khác nhau. Không có những cuộc ra đi, thì sẽ không làm được bao công trình bất hủ kia.

Và, nếu không có những cuộc ra đi, thì người Chăm sẽ không làm nên nền kinh tế thị trường hàng đầu Đông Nam Á thời xưa ấy. Hình ảnh bà con Chăm ngồi chồm hổm chợ chiều hôm nay không gì khác hơn là phái sinh của cuộc thiên di buôn bán truyền đời từ ông bà họ. Những cuộc đi, xuyên đại dương, vượt lục địa để buôn bán, và buôn toàn mặt hàng “độc”.

“Cù lao Chàm với vị thế thuận lợi của mình đã vươn lên thành thương cảng số một của Vương quốc Champa… Trên quãng đường dài từ Kra Isthmus (Nam Thái Lan) đến Canton (Quảng Châu) chỉ có một trạm dừng chân duy nhất là Chiêm cảng - Cù lao Chàm, nơi có thể nghỉ ngơi, tích trữ lương thảo, nước ngọt và buôn bán, trao đổi hàng hóa... Trước khi giong buồm thẳng sang Trung Quốc… những thuyền buôn từ Tây Á sang Trung Quốc và ngược lại, thường ghé qua Cù lao Chàm của Champa để lấy nước ngọt và trầm hương” (Lâm Thị Mỹ Dung, Cù lao Chàm, chiều dày lịch sử và văn hóa - vntimes. Com.Vn, 1/2012).

Giếng vuông Chăm xây bằng gạch, hiện vẫn còn tồn tại dọc duyên hải miền Trung. Giếng nằm sát bờ biển, người Chăm biết cách tìm nguồn nước không bao giờ cạn. Bên cạnh nước ngọt là trầm hương. Thứ thì hiếm thành quý, thứ thì vô cùng nhiều nhưng vẫn cứ… quý, mới lạ. Thử dõi theo bước chân G.Maspéro ( Vương quốc Champa, Paris, 1928).

“… Vì người Champa có lợi trong việc buôn bán với Trung Quốc, năm 1438 ông lại phải gửi sứ bộ sang nhà Minh” . Sứ bộ ấy phải là nhà ngoại giao cỡ bự - ngoại trưởng phụ trách kinh tế, có thể nói thế. Ở lịch sử xa xưa ấy, người Chăm buôn bán tất tần tật những gì có thể buôn bán được. Bán những gì mình có, và mua những gì mình không có. Hơn thế - “tìm mọi cách để mua”, nếu đó là mặt hàng không thể không có. Sử gia này tiếp: “Vua Trung Quốc tặng ngựa cho vua Champa. Và khi người Champa học được cách dùng ngựa vào trận chiến, vua Champa tìm mọi cách để mua cho kỳ được ngựa của Tàu, mặc dù đó là mặt hàng cấm xuất khẩu”.


Giếng cổ Chăm. Ảnh: Inrasara

Ông còn cho biết, lúc đó Vương quốc Champa có chức quan “gọi là Seih Es-Suq, tức là “Tổng đại biểu của thị trường”, có Naqib giúp việc. Với “thủ lĩnh nội địa” đó, các phú thương do buôn bán mà giàu có, đã chiếm địa vị ưu thế: tên tuổi họ được khắc trên các bi ký”. Tổng đại biểu của thị trường thì có khác gì chức Bộ trưởng Kinh tế thời hiện đại đâu. Thường thì người ta khắc lên bi ký tên tuổi tiến sĩ hay các vị khoa bảng triều đình, ai lại khắc tên doanh nhân?! Vậy mà người Chăm đã làm, và làm từ rất sớm.

Sở hữu chiều dài bờ biển với thương cảng tấp nập tàu ngoại quốc ra vào, các vương triều Champa đã xây dựng cơ cấu kinh tế đất nước dựa trên thương mại biển thuộc hàng đầu trong khu vực. Thế nhưng không phải vì thế mà họ chừa món “thương mại đất liền”. Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường cho biết: “Một tướng của Nguyễn Nộn là “phiên” Ma Lôi từng đi buôn bán xa, tận Ai Lao”. Ma Lôi thuộc sắc dân Chăm, lại là Chăm trong đoàn tù binh của nhà Lý! Tù binh mà đã thế, nếu đang là công dân tự do thì họ còn tung hoành dọc ngang thế nào nữa. Giai thoại còn cho rằng, địa danh “Ô Chợ Dừa” ở Hà Nội hôm nay có nguồn gốc từ Chăm. Nghệ nhân, thợ thuyền... Chăm ra Bắc, mong nguôi nỗi nhớ quê hương, đã mang dừa từ Quảng Nam, Bình Định ra Bắc trồng. Trồng và đem đi bán. Họ lập nên chợ - Ô Chợ Dừa - để bán dừa.

Nghĩa là, người Chăm đi đến đâu buôn bán ở đó. Xưa đã vậy, nay chẳng có chi khác. Chăm vẫn tiếp nhận truyền thống ấy, chưa bao giờ gọi là đứt mạch. Làng khuất hay phố xa từ Bắc chí Nam, dân Pabblap đều rành. Sau 1975, bà con vào Sài Gòn lập cả khu phố Chăm ở đường Hùng Vương. Sau đó, Đồng Nai, Trà Vinh, Đà Nẵng hay tận Bắc Giang… xuất hiện khu phố Chăm. Loại khu phố tạm bợ, như thể địa điểm tập kết, để bà con có điểm đi và chốn về.

Dân Cakleng - Ninh Thuận ngoài đội giỏ thổ cẩm vào tận Phan Rí, Ma Lâm bán, bà con còn quẩy gánh tìm lên đất Tây Nguyên đi Churu, xưa gọi là đi buôn Thượng. Đó là vào những năm 60 của thế kỷ trước, đường sá hiểm trở với phương tiện giao thông thô sơ, các chú các bác đã phải trèo đèo lội suối, vào các buôn xa xôi và lạ lẫm nhất, để bán. Không ít người đã “hy sinh” tính mạng, vậy mà cứ đi. Đất nước mở cửa, thổ cẩm Chăm nhanh chóng tràn ngập thị trường TP.HCM, Đà Lạt, Hà Nội... Dân An Giang còn hơn thế, không những họ có mặt khắp đất nước Việt Nam thôi, mà còn mở chuyến đi sang cả Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc buôn bán. Mà hành trang của những chuyến đi ấy có nhiều nhặn gì cho cam! Vốn nhỏ, đến đâu bà con linh hoạt đến đấy.

Câu hỏi đặt ra, tại sao cộng đồng Chăm hiện nay không có người giàu, tỷ phú hay triệu phú, từ buôn bán? Xưa người Chăm đã từng có tỷ phú chưa, ta không biết được. Dẫu sao, với chức quan Seih Es-Suq “Bộ trưởng Kinh tế” khi ấy, thì chắc chắn đã xuất hiện những người rất giàu. Còn hôm nay, tại sao không, dù người Chăm chưa bao giờ thiếu máu buôn bán. Không thiếu, nếu không muốn nói là thừa thãi. Thừa, đến nỗi trường ca triết lý nổi tiếng nhất trong kho tàng văn chương cổ điển, tác giả đã ban cho nó cái tên rất kỳ lạ: Thơ đi buôn Ariya Nau Ikak.

Ariya Nau Ikak Thơ đi buôn (Inrasara, Văn học Chăm khái luận , NXB Tri thức, 2011) xem đời người như một chuyến buôn, một cư ngụ tạm bợ. Trần gian là cõi tạm cho lữ khách dừng chân trong chốc lát rồi phải ra đi biền biệt. Đây không phải là quê tôi, quê hương tôi là nơi khác kia. Vậy tôi làm giàu mà làm gì kia chứ? Chuyến buôn khởi thủy không vốn nên đừng mong có lãi ở chung cuộc. Câu cuối cùng của thi phẩm:

Ta về cố quận tình ơi

Cuộc buôn đã mãn, nhà ai nấy về.

Văn chương bác học đã vậy, văn học dân gian cũng chẳng khác là bao. Bởi “Chết thì không ai mang của cải theo cả” , cho nên, người Chăm không đặt nặng việc làm giàu. Buôn, mà không muốn làm giàu, nghe nghịch lý làm sao. Nhưng đó lại là sự thật. Bởi với Chăm, buôn bán không gì khác là chuyến phiêu lưu, “những cuộc ra đi” dài để rồi khi, “cuộc buôn đã mãn, nhà ai nấy về”.

Inrasara
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần