Tại hội nghị về “chính sách du lịch có trách nhiệm” do Tổng cục Du lịch tổ chức mới đây ở TP Đà Nẵng, một vấn đề được đa số đại biểu quan tâm là việc phát triển du lịch đã gia tăng sức ép với môi trường. Theo nhiều đại biểu, các điểm du lịch phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với môi trường tự nhiên. Việc phát triển ồ ạt các bãi tắm du lịch đe dọa môi trường nước ven biển Du khách quay lưng Đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước là rất lớn. Không những góp phần tăng trưởng kinh tế, du lịch còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương, cải thiện đời sống và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, sự tăng trưởng của du lịch cùng với xu hướng du lịch đại trà đã gây nên những tác động tiêu cực, riêng với môi trường là rất nặng nề. Thách thức lớn với những người làm du lịch và bảo vệ môi trường hiện nay là việc khai thác quá mức, bừa bãi những điểm du lịch đã dẫn đến ô nhiễm. “Tài nguyên du lịch trên cả nước đang có nguy cơ suy thoái nhanh trước sự khai thác tự phát, phát triển nóng nhưng thiếu trách nhiệm. Trong đó, nhiều điểm du lịch, do khai thác sai mục đích đã dẫn đến sự tàn phá, ô nhiễm nặng nề khiến khách du lịch quay lưng” - ông Tuấn lo ngại. Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam, cho rằng một trong những giải pháp phát triển du lịch bền vững là chú trọng đến môi trường sinh thái. Những tác động của việc phát triển du lịch tràn lan có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên địa phương như năng lượng, thực phẩm, đất, nước… Theo ông Kenneth Atkinson, việc tăng cường hoạt động du lịch đã góp phần gây ô nhiễm không khí và rác thải, làm biến đổi cảnh quan do xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tiện nghi phục vụ du khách. Lượng khách du lịch đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm ngày càng tăng cũng có thể phá hoại bảo tồn thiên nhiên. Cần có chế tài cụ thể Trong một đánh giá tác động về môi trường, Chi cục Bảo vệ tài nguyên môi trường TP Đà Nẵng nhìn nhận việc phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi tự nhiên. Đơn cử, việc xây dựng các dự án du lịch, đường giao thông bên trong và lân cận khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã làm chia cắt sự liên tục của một số khu rừng. Theo chi cục, các hoạt động dịch vụ du lịch ở khu bảo tồn này cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường, mà trực tiếp là tác động đến hệ sinh thái động vật. Một số mặt nước vùng ven bờ đã bị thu hẹp do phát triển du lịch biển gắn với các nhà hàng, khách sạn. Điều này cũng tác động đến chất lượng nước ven bờ, ảnh hưởng các hệ sinh thái dưới nước ở nhiều khu vực tại Đà Nẵng như Bãi Bụt, Hòn Sụp, Bãi Lở, Bãi Nam… Ở các bãi biển Đà Nẵng, hệ thống nhà hàng, khách sạn mọc lên dày đặc. Vào mùa cao điểm du lịch, du khách đổ về rất đông, tác động không nhỏ đến môi trường nước khu vực ven biển. Dọc bờ biển từ Ngũ Hành Sơn đến Sơn Trà có hàng chục bãi tắm lớn nhỏ, mỗi ngày, hàng ngàn du khách đổ về tắm táp khiến môi trường nước không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng cần sửa đổi Luật Du lịch, nhất là chú trọng đến vấn đề quản lý nhà nước trong các hoạt động gắn với môi trường du lịch. Theo ông Bình, cần có chế tài hợp lý, cụ thể với các điểm đến du lịch để ngăn chặn những tác động xấu lên môi trường.
|
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
Du lịch đe dọa môi trường
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét