Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Bí thư thành ủy sẵn sàng cho mượn tiền mua xe đạp

Từ ngày 15.11, thêm nhiều túi nilon phải chịu thuế Túi nilon: Quản lý, chứ không phải cấm tiệt

Theo nhận định của ông Nguyễn Sự - bí thư thành ủy Hội An thì Hội An là thành phố du lịch và chủ trương của thành phố là xây dựng Hội An thành thành phố du lịch - sinh thái – môi trường, vì vậy việc hạn chế bớt tiếng ồn trong đô thị luôn là yêu cầu cấp thiết và đó cũng là thực tế của Hội An bây giờ.

Bởi, Hội An đất chật, người đông, tình trạng xuống cấp của phố cổ, rồi phương tiện giao thông nhiều, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng lớn.

Ông cho rằng việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông... Chúng tôi phải đi trước để bảo vệ phố cổ, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của chính người dân mình".

Sau khi họp xong ở Cửa Đại, mặc dù đoạn đường từ đây về Thành ủy hơn 7km, nhưng ông Sự vẫn kiên trì đi xe đạp

Chính vì vậy, ông nói: "Hơn ai hết, tôi là người con của vùng đất Hội An, tôi thấu hiểu được điều này. Việc phát động chủ trương cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp không những rèn luyện sức khỏe cho cán bộ, tiết kiệm được kinh tế, bảo vệ môi trường mà còn thể hiện thái độ văn minh, lối sống hiện đại trên phương diện tinh thần".

Cho nên nếu không muốn thực hiện thì cũng không nên dựa vào bất kỳ lí do nào từ kinh tế, xã hội: "Đã là cán bộ thì anh không thể nghèo đến nỗi không sắm được chiếc xe đạp chừng trên dưới 1 triệu đồng. Còn nếu như cán bộ, công chức nào thật sự không sắm được thì đích thân tôi sẽ cho mượn tiền, mặc dù tôi không giàu. Nhưng tôi nghĩ cán bộ không đến nỗi nghèo vậy đâu, xe đời mới 30 – 40 triệu đồng còn sắm được huống chi một chiếc xe đạp".

 Người hành động 

Trước đó, ngày 24/3/2011, ông Sự được trao Giải thưởng Phan Châu Trinh, một giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh các công trình nghiên cứu văn hóa đặc sắc; tổ chức đào tạo và phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam và thế giới.

Tên tuổi của ông Nguyễn Sự đã gắn liền với sự thành công của Hội An trong việc bảo tồn và phát triển một đô thị cổ trong thời hiện đại.

Nhiều năm trước, ông ra đảo Cù Lao Chàm, thấy dân trên đảo vẫn chặt cây rừng về làm củi đun. Ông vận động mọi người làm than tổ ong để nấu, có vậy mới giữ được rừng. Ông còn kêu gọi mọi người bỏ thói quen lên núi xuống biển đi vệ sinh.

Người dân Cù Lao Chàm ra tay thu dọn rác và nilon

Nhưng có một món quà mà chính ông cũng không ngờ lại tới với Cù Lao Chàm từ một quyết sách: bỏ túi nilon.

“Hồi đó, túi nilon phát triển mạnh lắm. Sáng sớm, người dân Cù Lao Chàm đi chợ, mua cà phê sáng cũng bỏ vào bao nilon mang về nhà, nhưng làm sao mà cấm họ. Phải vận động. Thực ra mà nói, việc gì nếu hợp lòng dân thì khó bao nhiêu cũng làm được”, ông Sự nhớ lại.

Ông họp toàn bộ 500 dân trên đảo lại rồi thuyết phục. Rằng, tài nguyên đất nước không thể nói chung chung được. Phải bỏ túi nilon thôi để giữ biển, giữ rừng sạch. Nói xong rồi ông hỏi, bà con có làm được không. Người dân đồng thanh được.

Sau buổi họp, hơn ngàn chiếc giỏ đi chợ được phát cho từng người dân. Còn có thêm cặp lồng để mua đồ nước như cà phê.

“Bây giờ, thấy ai cầm túi nilon là người dân phê bình liền. Đã bốn năm rồi, Cù Lao Chàm không xài túi nilon. Đó là hòn đảo duy nhất của đất nước này không xài túi nilon. Túi nilon không xài nữa thì biển trong lành trở lại. Nó không quấn vào san hô. Bữa nay san hô phát triển trở lại gần bờ rồi. Có những bãi lội nước đến đầu gối là có thể nhìn thấy san hô”, ông Sự nói.

 Thái Linh  (Tổng hợp) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét