Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Hoàng Sa rực rỡ trong tâm tưởng khách du lịch Việt Nam


Trong 2 ngày 28 và 29/4 Hoàng Sa trở thành một địa danh thiêng liêng khi Lễ Khao lề Thế lính trở thành di sản văn hóa tại Lý Sơn. Trong cùng ngày Triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Đà Nẵng cũng đã thu hút phóng viên Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới chứng kiến những tư liệu chứng minh chủ quyền lâu đời của Việt Nam tại quần đảo này.
Tri ân những đội hùng binh mở mang bờ cõi từ thế kỷ 16, Lễ Khao lề thế lính đã trở thành một sợi dây nối kết những người con của Hoàng Sa nơi đầu sóng ngọn gió từ hàng trăm năm với thế hệ ngày nay, vẫn tiếp bước cha ông ngày đêm bám biển. Trong sáng ngày 28/4, Bộ Trưởng Bộ VH-TT&DL trao Bằng công nhận Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đình An Vĩnh - một ngôi đình được xây dựng sau thời điểm các tộc họ trong đất liền ra đảo khai phá và lập làng từ năm 1609. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Cậu, Chánh tế buổi lễ đã rưng rưng khẳng định Hoàng Sa là mảnh đất của cha ông, con cháu trong tộc phải tiếp tục giữ gìn chủ quyền. “Nếu bỏ vùng biển đảo này là có tội với tổ tông” - ông nói.
Ông Nguyễn Cậu - Chánh tế buổi lễ nhấn mạnh “Nếu bỏ vùng biển đảo này là có tội với tổ tông”. Ảnh: TP
Trong cùng ngày, Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi đã phối hợp với huyện Lý Sơn và tộc họ Phạm Văn (thôn Đông, xã An Vĩnh) tổ chức khánh thành mộ cai đội hùng binh Phạm Hữu Nhật, suất đội trưởng thủy quân dân binh Hoàng Sa.
TS Trần Đức Anh Sơn giới thiệu các tư tiệu lịch sử Hoàng Sa trước du khách quốc tế. Ảnh: VOV
Còn tại Đà Nẵng, triển lãm về những bằng chứng lịch sử tại Hoàng Sa đã công bố cho du khách quốc tế 150 tờ bản đồ xuất bản từ năm 1626 đến năm 1980, trong đó từ bản đồ của nước phương Tây, của Trung Quốc chỉ xác nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. TS Trần Đức Anh Sơn, Phó giám đốc Viện Phát triển Kinh tế- Xã hội thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh giá trị của những tư liệu cho thấy Việt Nam đã liên tục thực thi, bảo vệ chủ quyền trước sự xâm lược của nước ngoài tại Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 16 đến nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét