Hiếm tỉnh nào có một câu ca dao tình tứ như thế này: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh/Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em/Tay cầm bầu rượu nắm nem/Mảng vui quên hết lời em dặn dò…
Sở VH-TT&DL Lạng Sơn làm việc với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam CôngThương- Là một địa phương đầy ắp những thắng cảnh nổi tiếng ẩn chứa trong thi ca như vậy, Lạng Sơn đã và đang phát triển ngành “công nghiệp không khói” đến đâu? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Páo- Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và du lịch Lạng Sơn. Thưa ông, với Lạng Sơn, việc phát triển kinh tế du lịch quan trọng đến mức nào? Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, diện tích đồi núi chiếm trên 80% diện tích của cả tỉnh. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp chiếm khoảng 37%, công nghiệp-xây dựng gần 28%, còn lại ngành dịch vụ khoảng 40%. Điều đó có nghĩa kinh tế du lịch đã, đang và sẽ là một trong những ưu tiên phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Là một nhà quản lý cả hai lĩnh vực văn hóa và du lịch, ông đánh giá như thế nào khi mà nhiều thắng cảnh của Lạng Sơn được tạc khắc vào nền thi ca Việt Nam? Tôi cho rằng, đây không chỉ là niềm tự hào của bà con các dân tộc Lạng Sơn mà còn là một lợi thế cạnh tranh, một nguồn tài nguyên quý giá và là một “mỏ vàng” của Lạng Sơn trong quá trình phát triển kinh tế. Vậy Lạng Sơn đã khai thác nguồn tài nguyên này như thế nào? Hiện nay, mỗi năm Lạng Sơn đón trên 2 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Đây không phải là con số nhỏ đối với một tỉnh miền núi có chưa đến 750 nghìn dân. Tôi được biết, TP. Đà Nẵng năm 2012, lượng khách du lịch cũng khoảng 2,7 triệu lượt người. Tuy nhiên, số lượng lượt khách cũng chưa nói lên được gì nhiều. Lễ hội Bủng Kham huyện Tràng Định Vì sao vậy? Đã nói đến kinh tế thì các chỉ số phải được đo bằng các đại lượng kinh tế. Với 2,7 triệu lượt khách du lịch, Đà Nẵng đạt doanh thu khoảng 6.000 tỷ đồng, còn chúng tôi với hơn 2 triệu lượt khách nhưng doanh thu lại rất khiêm tốn, chỉ đạt chưa đầy 700 tỷ đồng. Nếu tính bình quân thì một người khách du lịch đến Đà Nẵng đã tiêu một lượng tiền gấp gần 10 lần so với khi đến Lạng Sơn. Ông có thể lý giải điều này chăng? Cũng dễ hiểu thôi, vì thời gian lưu giữ khách của Lạng Sơn còn ngắn, các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch còn đơn sơ, nhiều sản phẩm du lịch vẫn chỉ dựa vào lợi thế thiên nhiên ban tặng mà thiếu sự đầu tư của con người. Người đến tham quan rồi đi trong ngày thì nhiều, người lưu luyến ở lại thì ít. Đấy là một điểm yếu của du lịch Lạng Sơn hiện nay. Vậy sắp tới, Lạng Sơn sẽ làm gì để khai thác lợi thế cạnh tranh, khai thác “mỏ vàng” trong lĩnh vực du lịch? Tháng 6/2012, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ra một nghị quyết rất quan trọng về việc phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch đến 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó khẳng định đây là một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015, Lạng Sơn phấn đấu đón 2,8 triệu lượt khách du lịch. Số ngày lưu trú tăng bình quân 1,5 đến 2 ngày đối với khách quốc tế và 1,8 đến 2,5 ngày đối với khách nội địa. Để đạt những tiêu chí còn rất khiêm tốn đó, chúng tôi đang phải làm rất nhiều việc. Ông có thể giới thiệu một vài việc trong rất nhiều việc mà ngành du lịch Lạng Sơn đang làm? Chúng tôi đang kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án như: Quần thể khu di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc; khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái Nà Tâm, Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích Chùa Tiên-Giếng Tiên; Dự án khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn… Mà muốn kêu gọi được các nhà đầu tư thì quy hoạch phải chuẩn; các chính sách ưu đãi phải hấp dẫn; thủ tục hành chính phải được cải tiến cho đơn giản và minh bạch… Đúng là hàng núi công việc thật. Nghe nói sắp tới, Lạng Sơn quyết tâm đưa khu du lịch Mẫu Sơn trở thành điểm du lịch của quốc gia, có đúng vậy không? Ai cũng biết rằng, Mẫu Sơn là 1 trong 5 điểm du lịch nghỉ dưỡng được người Pháp khảo sát và lựa chọn từ hồi Pháp thuộc. Cho đến nay, những điểm như Đà Lạt (Lâm Đồng), Bà Nà (Đà Nẵng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) đã được các địa phương đầu tư khai thác khá hiệu quả. Mới đây, Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết về phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia. Nghị quyết này sẽ là kim chỉ nam cho việc phát triển của Mẫu Sơn trong thời gian tới. Vậy đâu là kỳ vọng của ngành du lịch Lạng Sơn, thưa ông? Chúng tôi đang phấn đấu nỗ lực tối đa để có những đòn bẩy đủ mạnh, kích thích mọi tiềm năng cho tương lai. Tôi cho rằng Lạng Sơn cần khai khác có hiệu quả những lợi thế cạnh tranh, tạo ra những sản phẩm du lịch mới dựa vào những giá trị thiên nhiên ban tặng, những giá trị lịch sử và văn hóa của cha ông để lại. Được như vậy, nhất định không chỉ Mẫu Sơn mà cả Lạng Sơn sẽ là điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc gia và quốc tế. Xin cảm ơn ông và xin chúc Lạng Sơn sớm thực hiện được ước mơ củamình. P.V Sở VH-TT&DL Lạng Sơn làm việc với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam PHẢN HỒI
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét