Ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng được phát triển sau những năm thành phố Đà Nẵng đổi mới.Mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng trở thành điểm nóng về đầu tư du lịch. Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư hơn 4 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh này. Giới nhà giàu cũng không tiếc tiền tậu biệt thự nghỉ dưỡng có giá cả triệu đô la. Tất cả đều kỳ vọng thu được mối lợi từ kinh doanh du lịch hoặc giá trị bất động sản gia tăng nếu du lịch đà nẵng bùng nổ giống như thiên đường nghỉ dưỡng Bali của Indonesia hay Phuket của Thái Lan. Các khách sạn Đà Nẵng lớn nhỏ mở ra rầm rộ chào đón các du khách gần xa trên cả nước và quốc tế. Các khách sạn ven sông thậm chí các khách sạn của vùng lân cận như khách sạn hội an cũng rằm rộ mọc lên để đón các du khách trong và ngoài nước đỗ về Đà Nẵng - Quảng Nam
Mời chi đến với du lịch hội an do Công ty Dacotours Tổ chức hàng ngày theo đoàn hoặc ghép tours theo yêu cầu. Đặc biệt công ty chuyên cunng cấp xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ, đời mới thực hiện các chương trình tham quan du lịch, các hội nghị, hội thảo, tập huân, xe du lịch thực hiện các sự kiện dài ngày Lhệ: 0914 136 151. Ngoài các dịch vụ trên công ty Du lịch Xứ Đà còn đưa ra các tour giảm giá cho các du khách đi tập thể, gia đình với giá cực kỳ rẻ và rất hợp lý về giá cả, hàng tuần du khách sẽ có các tour khuyến mãi đặc biệt đến mức giá rẻ bất ngờ đang chờ đó quý khách. Dacotours hân hạnh phục vụ quý khách gần xa đã quan tâm và ủng hộ xin chân thành cám ơn
Gắn kết du lịch với phát triển làng nghề Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho rằng hiện nay các làng nghề vẫn chủ yếu hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, tự phát triển, tự sản xuất và tìm đầu ra. Cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch còn bất cập, sản phẩm làng nghề phục vụ du khách chưa đặc sắc, ít độ tinh xảo, thiếu tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Người dân làng nghề còn thiếu kiến thức chung về nghiệp vụ du lịch và khả năng giao tiếp với du khách.
Sẵn có tiềm năng Ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc, Hà Đông, cho biết làng nghề dệt lụa Vạn Phúc luôn có sức thu hút lớn đối với du khách với mô hình tham quan nơi sản xuất, mua sắm các sản phẩm của làng lụa, cùng tham gia làm sản phẩm. Về vị trí địa lý, làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km, trên trục đường giao thông cả đường bộ và đường sông, nằm trên đường đi một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội như Chùa Thầy, Chùa Hương, Làng cổ Đường Lâm... Nên có thuận lợi cho khách du lịch đi tham quan dài ngày hoặc ngắn ngày. Còn tại làng gốm Bát Tràng, ông Đào Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, cho biết chợ gốm Bát Tràng được thành lập từ năm 2004 với 120 ki ốt bán hàng, Thành phố cũng đã mở tuyến xe buýt Long Biên-Bát Tràng và tuyến du lịch sông Hồng từ Bến Chương Dương đến Bát Tràng, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, mua sắm tại đây. Hằng năm, Bát Tràng đón khoảng 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách trong nước. Điều này giúp cho các cơ sở sản xuất, giới thiệu và bán sản phẩm của làng nghề từ gốm sứ xây dựng, gốm sứ dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu… góp phần quảng bá sản phẩm, quảng bá làng nghề. Hiện tỷ trọng thương mại dịch vụ của Bát Tràng là 47%, doanh thu hằng năm đạt trên 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, để phát triển du lịch kết hợp với làng nghề đúng hướng và hiệu quả, bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho rằng cần lựa chọn một số làng nghề truyền thống có tiềm năng, lợi thế về sản phẩm, cảnh quan, môi trường, có khả năng kết nối để có thể tổ chức đầu tư phát triển, khai thác, quảng bá trở thành điểm đến hấp dẫn của các tour du lịch. Hiện Sở Công Thương đang lựa chọn một số làng nghề làm điểm dự án phát triển làng nghề kết hợp du lịch, lập báo cáo chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng.
Khó khăn vì đô thị hóa Khó khăn lớn nhất hiện nay của một số làng nghề nổi tiếng có nguyên nhân từ đô thị hóa. Làng lụa hiện đang thiếu người phát triển sản phẩm, đặc biệt là người giỏi, có tâm huyết với làng nghề. Khi còn hoạt động mạnh và sôi nổi nhất, làng có hơn 1.000 máy dệt, cả ngày lẫn đêm đều không dứt tiếng dệt lụa. Hiện tại, số máy dệt chỉ còn 250 máy hoạt động, trong đó 1/3 là máy dệt lụa thường, số hộ tham gia dệt còn không đến 400 hộ. Tình trạng đô thị hóa ở làng lụa Vạn Phúc diễn ra nhanh, hiện làng đã có những khu đô thị với những khu phố bán hàng sầm uất, nhà cửa mọc lên san sát, các tiểu thương buôn bán tập trung ở con đường vào làng. Giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Vạn Phúc trước tiên cần tạo nguyên liệu để phát triển lụa, tạo được vùng trồng dâu nuôi tằm, hỗ trợ người dân trong việc phát triển cây giống, kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm, phát triển các nhà máy chế biến xử lý nguyên liệu để vừa tăng năng suất kén, vừa tăng chất lượng kén tơ tằm. Bên cạnh đó, đào tạo lớp thợ kế cận có tay nghề để gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống, mở các lớp học sản xuất lụa. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu giúp lụa Vạn Phúc có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Còn tại làng gốm Bát Tràng, địa phương đang liên kết với các đơn vị du lịch để triển khai nghiên cứu, xây dựng các tour đưa khách đến tham quan, giới thiệu về lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, tham quan mua hàng gốm sứ tại địa phương; đề nghị Thành phố hỗ trợ làng nghề trong việc đầu tư dự án xây dựng Cảng du lịch Bát Tràng giai đoạn II, Khu thương mại giới thiệu làng nghề truyền thống… Theo TS. Nguyễn Văn Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL), Hà Nội nên tiến hành 4 nhiệm vụ trong phát triển du lịch làng nghề như đánh giá lại nguồn nhân lực để có kế hoạch đào tạo phù hợp; tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch làng nghề; thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch làng nghề ở các lĩnh vực, ngành nghề theo nhu cầu thực tế ở địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phát triển nhân lực du lịch làng nghề. Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn Thủ đô là chất lượng cao, chuyên nghiệp, hiện đại, ưu tiên phát triển tối đa giá trị tiềm năng và lợi thế tài nguyên du lịch văn hóa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển du lịch với làng nghề truyền thống… Đến năm 2020 phấn đấu đón 21 triệu lượt khách du lịch và đến năm 2030 phấn đấu đón hơn 31 triệu lượt khách. Từ những mục tiêu đã đặt ra, Hà Nội cần tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế sẵn có từ những tài nguyên du lịch đến từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Huy Anh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét