Ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng được phát triển sau những năm thành phố Đà Nẵng đổi mới.Mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng trở thành điểm nóng về đầu tư du lịch. Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư hơn 4 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh này. Giới nhà giàu cũng không tiếc tiền tậu biệt thự nghỉ dưỡng có giá cả triệu đô la. Tất cả đều kỳ vọng thu được mối lợi từ kinh doanh du lịch hoặc giá trị bất động sản gia tăng nếu du lịch đà nẵng bùng nổ giống như thiên đường nghỉ dưỡng Bali của Indonesia hay Phuket của Thái Lan. Các khách sạn Đà Nẵng lớn nhỏ mở ra rầm rộ chào đón các du khách gần xa trên cả nước và quốc tế. Các khách sạn ven sông thậm chí các khách sạn của vùng lân cận như khách sạn hội an cũng rằm rộ mọc lên để đón các du khách trong và ngoài nước đỗ về Đà Nẵng - Quảng Nam
Mời du khách đến với du lịch huế do Công ty Dacotours Tổ chức hàng ngày theo đoàn hoặc ghép tours theo yêu cầu. Đặc biệt công ty chuyên cunng cấp xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ, đời mới thực hiện các chương trình tham quan du lịch, các hội nghị, hội thảo, tập huân, cho thuê xe du lịch đà nẵng thực hiện các sự kiện dài ngày Lhệ: 0914 136 151. Ngoài các dịch vụ trên công ty Du lịch Xứ Đà còn đưa ra các tour giảm giá cho các du khách đi tập thể, gia đình với giá cực kỳ rẻ và rất hợp lý về giá cả, hàng tuần du khách sẽ có các tour khuyến mãi đặc biệt đến mức giá rẻ bất ngờ đang chờ đó quý khách. Dacotours hân hạnh phục vụ ACE gần xa đã quan tâm và ủng hộ xin chân thành cám ơn
VH- Liên tiếp ba cơn bão số 8, 10 và 11 vừa qua khiến ngành du lịch Quảng Nam- nhất là tại Hội An- chịu khá nhiều thiệt hại, từ việc nhiều tour bị hủy, du khách hoãn các chuyến đi đến Quảng Nam vì e ngại, cơ sở vật chất của các khu du lịch, khách sạn bị hư hại…
Tại Hội An, trong các tuyến phố trung tâm phố cổ, cảnh tượng cây cối, trụ điện ngã đổ, bùn, rác vướng đọng sau bão, lũ đã được dọn dẹp sạch, trả lại không gian thoáng đãng, sạch sẽ cho du khách tham quan. Tuy nhiên, chính quyền, người dân Hội An vẫn lo ngại mỗi khi nghe tin bão lũ vì phố cổ sau mỗi mùa mưa bão lại thêm rệu rã.
Bên cạnh đó, cứ sau mỗi cơn bão, hoàn lưu bão gây mưa to, mực nước ở các sông thượng nguồn dâng cao, các thủy điện xả lũ,…cũng khiến sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) cũng dâng cao, gây ngập úng, lũ lụt ở khu phố cổ Hội An và nhiều vùng thấp trũng.
Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Hội An cho biết: Chính quyền và người dân địa phương đã sớm chủ động chèn chống, gia cố nhà cửa, di tích, phòng chống bão nên không có nhà cổ, di tích nào bị hư hỏng sau đợt bão số 10 và 11 vừa qua.
Tuy nhiên, các di tích nhà cổ Hội An luôn phải đối diện với nỗi quan ngại sập đổ, xới ngói mỗi khi bão đến, mưa lũ ngập. Người dân trong khu phố cổ đã quen với cảnh gồng mình chống bão, chèn chống nhà cửa mỗi khi gió mạnh, rồi dọn nhà chạy lũ mỗi khi mưa nhiều, nước sông dâng cao. Nhưng các nhà hàng, quầy lưu niệm,… phải đóng cửa thường xuyên khiến việc buôn bán trì trệ, gây ảnh hưởng đến thu nhập.
Phố cổ Hội An sau bão
Tại khu vực phố cổ, nước lũ vừa mới rút, dù đã nỗ lực dọn dẹp môi trường, cảnh quan khu phố cổ vẫn còn xơ xác, tiêu điều. Liên tục những ngày này, hàng trăm công nhân công ty môi trường đô thị cùng với sự góp sức của người dân đã tập trung tại những tuyến đường trong phố cổ thu gom cây xanh bị đổ, rác vận chuyển về nơi tập kết để trả lại không gian phố cổ để du khách tham quan.
Cuối tuần qua, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó cục trưởng Tổng cục Du lịch đã cùng với đại diện Văn phòng Cơ quan Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng, đại diện Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam khảo sát tình hình thiệt hại của ngành du lịch sau bão số 11 vừa qua. Đoàn đã khảo sát thực tế tại một số khu du lịch ven biển từ Đà Nẵng-Hội An.
Dọc tuyến đường biển Cửa Đại (Hội An), cảnh tượng vẫn hoang tàn, đổ nát, hơn 100 m bờ kè bị sóng đánh bật, đất đá vương vãi khắp tuyến đường ven biển. Gần 7 km đường ven biển và kè ven biển bị xói lở nghiêm trọng sau 3 cơn bão dồn dập vừa qua.
Được biết hiện tại khu vực phường Cửa Đại có 12 dự án khu du lịch, trong đó có 10 khu du lịch đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cứ mỗi mùa mưa bão thì bờ biển lại bị sóng xâm thực, sạt lở… vào sâu trong đất liền. Các chủ đầu tư đã đầu tư khá nhiều kinh phí xây dựng tường kè chắn sóng, giữ đất, nhưng vẫn không thể chống chọi nổi với sóng lớn.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đầu tư xây dựng hoàn thành đoạn kèbiển cóchiều dài 713m, với kinh phítrên 50 tỉ đồng. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng đang tiếp tục lập dự án kè chắn bảo vệ bờ biển, đề nghị trung ương hỗ trợ vốn để thực hiện.
Bão số 11 đổ vào tâm bão Quảng Nam-Đà Nẵng khiến khu vực biển này còn thiệt hại nặng nề hơn. Các hoạt động du lịch tham quan trên địa bàn tỉnh và TP.Hội An nói riêng, phải tạm ngưng do bão số 11. TP Hội An đã di dời 1.200 khách du lịch từ các resort ven biển đến nơi an toàn. Do ảnh hưởng của bão, nhiều resort bị thiệt hại khá nặng, cây xanh bị ngã đổ, sạt lở do nước biển xâm thực.
Nhờ nỗ lực tập trung lực lượng để khắc phục hậu quả bão lũ, ngay sau bão, Hội An đã đón khách du lịch đến Hội An tham quan, vui chơi bình thường. Các resort ven biển đã khắc phục và đón khách trở lại. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành du lịch vẫn còn chậm, lại trong cảnh “nơm nớp” lo sợ những đợt mưa bão khác đe dọa, rình rập vì cơ sở hạ tầng thiệt hại sau bão vẫn chưa “lành lặn” hẳn.
Dọn dẹp vệ sinh môi trường tại Hội An sau bão
Ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, hầu hết khách sạn ven biển ở Quảng Nam đều bị thiệt hại từ vài tỉ đồng trở lên. Theo ước tính ban đầu từ các địa phương thì ngành du lịch tỉnh Quảng Nam thiệt hại khoảng 100 tỉ đồng sau bão số 11. Sở VHTTDL Quảng Nam đã kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục sạt lở bờ kè ven biển khu vực Hội An và đảo cù lao chàm . Trước những khó khăn của doanh nghiệp ngành du lịch, Sở sẽ có kiến nghị UBND tỉnh, Bộ VHTTDL, Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét