Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Phát triển du lịch bền vững: Dễ hay khó?

Lời kêu cứu của một vài di tích thời gian gần đây buộc các địa phương nhìn lại quá trình khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa. Vậy phát triển  du lịch  bền vững dễ hay khó?

 

Dacotours in mời quý khách đến tham quan  du lich hoi an , Những danh lam thắng cảnh của đất Việt  năm xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào! Cám ơn quý khách

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR
Hotline: Võ Kim Trường  0914 136 151
              Võ Tấn Ninh       0917 425 225
DACOTOURS HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

 

 

Tính đến thời điểm này Việt Nam có 18 di sản văn hóa được UNESCO tôn vinh là di sản nhân loại. Điều này cho thấy văn hóa Việt Nam đang ngày càng được bạn bè thế giới nhìn nhận ở một vị thế vượt trội. Thế nhưng đằng sau những danh hiệu ấy là cả một áp lực nặng nề, nhất là khi làn sóng du lịch ngày càng gia tăng thì bài toán vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị của di sản càng trở nên khó khăn hơn với các cơ quan, đơn vị quản lý di sản. Câu hỏi thường trực đặt ra đó là: Du lịch sẽ làm gì để thỏa mãn các tiêu chí nghiệm ngặt về phát triển bền vững mà UNESCO đưa ra?

Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Việcphát triển du lịch bền vững phải biết gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái và tập quán văn hóa. Song làm thế nào để cho nó đi vào đời sống mới là điều khó nhất”.

Phố cổ  hội an  (Ảnh: Internet)

Hiện nay, cách làm của Quảng Nam có thể xem là một trong những cách tiếp cận tích cực nhất về việc ứng xử với di sản. Bằng chứng là đô thị cổ Hội An, với đặc điểm là một di tích sống luôn vận động cùng với nhu cầu cuộc sống đương đại của cư dân bản địa. Thực tế này đòi hỏi chính quyền và nhân dân nơi đây luôn tỉnh táo trong mọi ứng xử với di tích.

Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm VH - TT TP Hội An, cho biết:Hội An đã biết phát huy giá trị di sản của khu phố cổ và đối tượng hưởng lợi là hướng tới cộng đồng. Từ đó người dân sẽ biết ứng xử với di sản, theo tôi đó là phát triển bền vững”.

Di sản văn hóa là tài sản vô giá của đất nước, là sự kết tinh trí tuệ của bao thế hệ, do đó cần được coi trọng bảo tồn và phát huy. Phát triển du lịch không chỉ đơn giản là khai thác các di sản văn hóa, mà đi kèm theo đó là những dịch vụ phụ trợ khác để tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, đảm bảo mục tiêu vừa bảo vệ được di sản, vừa tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

“Hai nội dung văn hóa và du lịch liên quan mật thiết với nhau, từng địa phương phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong bảo tồn di sản có như vậy di sản mới phát huy giá trị, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của cộng đồng”, ông Lê Đắc Thuật, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh nói.

Xây dựng một chiến lược lâu dài, toàn diện về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho mục đích phát triển du lịch là yêu cầu bức thiết cho Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập, thì hội nhập văn hóa là một trong những thước đo thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và bản sắc Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

 

Hoàng Thái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét