Suốt gần 10 km ven biển TP Đà Nẵng, đoạn từ Furama Resort Đà Nẵng đến tỉnh Quảng Nam chỉ có một bãi tắm công cộng. Tất cả chiều dài bờ biển còn lại gần như đã kín dự án du lịch. Người dân ở những vùng này bao đời làm nghề biển nay đã bị những dự án du lịch bít lối làm ăn, rất khó khăn khi đưa tàu thuyền, ngư cụ ra khơi.
Dân đập bỏ tường chắn
Tại cuộc tiếp xúc đại biểu HĐND TP Đà Nẵng ngày 26-11, nhiều cử tri phường Hòa Hải và Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn đã phản ánh với ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP, về việc một đơn vị xây dựng đã ngang nhiên bít hẳn đường dân sinh của người dân thuộc hẻm 357 Lê Văn Hiến. Người dân địa phương không còn lối đi ra đường Trường Sa để xuống biển chài lưới cũng như sinh hoạt.
Hàng chục người dân đã bức xúc mang xà ben, cuốc, xẻng... Đến đập bỏ bức tường chắn ngang đường để mở lối đi xuống biển. Ông Nguyễn Trung, ngụ phường Hòa Hải, cho biết trước đây, hẻm 357 Lê Văn Hiến dài gần 1 km thông ra tới biển, việc đi lại, vận chuyển ngư cụ đánh cá rất thuận lợi. Khoảng 5 năm nay, những khu đất dọc bờ biển dài gần 10 km đã được TP Đà Nẵng bán lại cho các doanhDu lich Da Nangnghiệp để xây dựng resort, chỉ chừa lại 3-4 lối đi xuống biển.
Bức xe du lịch đà nẵng chi tiết tham khảo tường bít đường đi xuống biển đã bị người dân hẻm 357 Lê Văn Hiến, TP Đà Nẵng đập bỏ
“Người dân rất khó khăn khi có nhu cầu xuống biển. Ngày trước, chỉ cần đi thẳng chưa đầy 1 km là tới bờ biển. Bây giờ, muốn chuyển ngư cụ, tàu thuyền hay tắm biển phải đi vòng vài cây số. Đời sống của người dân nơi đây bị đảo lộn” - ông Trung lo ngại.
Nhiều người dân ở quận Ngũ Hành Sơn cho rằng việc bán đất cho các doanh nghiệp xây dựng những khu resort góp phần phát triển TP Đà Nẵng là điều nên làm. Tuy nhiên, với bãi biển dài gầnDu lich Da Nang10 km mà chỉ chừa lại một bãi tắm công cộng và vài lối đi là không hợp lý.
Theo ghi nhận của chúng tôi, dù có nhiều bãi tắm dọc biển từ bán đảo Sơn Trà đến Furama Resort Đà Nẵng nhưng nhiều thời điểm nắng nóng gay gắt, các bãi này vẫn quá tải. Trong khi đó, hơn 10.000 người ở các phường Hòa Hải, Hòa Quý chỉ được chừa một bãi tắm công cộng nằm cạnh Hyatt Regency bà nà hill Danang Resort & Spa Đà Nẵng là không đủ nhu cầu.
“Hơn nữa, các bãi tắm nằm trong phạm vi các khu resort chỉ dành cho du khách lưu trú ở nơi đó, cấm người dân địa phương sử dụng” - một người dân phản ánh.
Sẽ quy hoạch bãi tắm công cộng
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Phước Thạch, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hải, cho biết việc người dân ở hẻm 357 Lê Văn Hiến đập bỏ rào chắn để có lối đi là bức xúc chính đáng. Lẽ ra, trước khi bít lối xuống biển của người dân thì doanh nghiệp phải mở đường đi khác.
Sau khi vụ việc xảyHotel in Da Nangra, lãnh đạo phường đã báo cáo với lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn. Tại các buổi làm việc với quận sau đó, doanh nghiệp cam kết khi nào mở đường khác cho người dân xuống biển thì mới bít đường qua khu du lịch.
Theo du lịch đà nẵng tham khảo ở đây ông Thạch, tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Trần Thọ đã yêu cầu quận NgũHotel in Da NangHành Sơn rà soát tất cả dự án du lịch chưa triển khai để TP Đà Nẵng có hướng xử lý. Đồng thời, để người dân có đường xuống tắm biển, làm ăn thuận lợi hơn, TP Đà Nẵng sẽ có quy hoạch cụ thể và ưu tiên chừa nhiều con đường hơn.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng cho biết đầu năm 2014, TP sẽ cho nâng cấp, xây dựng một con đường nối với đường từ khu Ngũ Hành Sơn xuống biển để người dân thuận tiện đi lại, sinh hoạt.
Thu hồi những dự án “đắp chiếu” Dọc đường ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến phía Nam Non Nước có trên 20 dự án đầu tư du lịch. Trong đó, gần 10 dự án “‘đắp chiếu” nhiều năm nay. Nhiều dự án cỏ dại mọc um tùm nhưng được rào chắn bằng dây thép gai, bê-tông hoặc bằng tôn nên người dân hết đường xuống biển. TP Đà Nẵng đã có chủ trương thu hồi các dự án ven biển chậm triển khai để xây dựng bãi tắm công cộng. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét